Học thuật

Malthus Thomas là ai?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Malthus Thomas là ai?

Malthus Thomas là ai?

Malthus Thomas (1766-1834) là giáo sĩ người Anh có ý tưởng bi quan về tác động kinh tế và xã hội của sự gia tăng dân số nhanh chóng.

Malthus Thomas (1766-1834) là giáo sĩ người Anh có ý tưởng bi quan về tác động kinh tế và xã hội của sự gia tăng dân số nhanh chóng. Tư tưởng này của ông thể hiện rõ trong tác phẩm Bàn về các nguyên lý của dân số với tư cách yếu tố tác động tới tiến bộ xã hội trong tương lai (1978). Trong tác phẩm này, ông lập luận rằng đất đai có hạn và năng suất cùng lắm cũng chỉ tăng theo cấp số cộng (1,2,3,4...) trong khi dân số tăng theo cấp số nhân (1,2,4,8...). Tóm lại, dân số tăng nhanh hơn nhiều so với mức tăng của cung về lương thực và hầu hết mọi người sẽ rơi vào cảnh bần hàn, khốn khổ, chỉ có chiến tranh, bệnh dich và nạn đói mới có tác dụng làm giảm tỷ lệ dân số.

Quan điểm bi quan của Malthus về tỷ lệ tăng dân số đối lập hẳn với quan điểm lạc quan về phát triển kinh tế lâu dài của một số người đương thời lúc đó, dẫn tới việc Thomas Carlyle gọi kinh tế học là môn khoa học ảm đạm. Mặc dù Malthus không lường trước được sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật nông nghiệp, cũng như xu hướng giảm dần của tốc độ tăng dân số ở các nước công nghiệp, lý thuyết của ông vẫn được nhiều người quan tâm, đặc biệt các nước đang phát triển.

Malthus có nhiều đóng góp trong lĩnh vực lý thuyết kinh tế. Ông đã có những ý tưởng về hạch toán kinh tế quốc dân như hiện nay chúng ta đang thực hiện, đã cải tiến phương pháp nghiên cứu thị trường nhân tố, nêu ra khả năng xuất hiện khủng hoảng thừa, đặt ra câu hỏi là liệu thương mại có phải luôn có lợi không và góp phần hoàn thiện khái niệm địa tô chênh lệch. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế chính trị, ông viết một số quyển sách, quan trọng nhất là cuốn Những nguyên tắc của kinh tế chính trị (1820). Đây là quyển sách có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà kinh tế học sau này, đặc biệt là John Maynard Keynes một nhà kinh tế lỗi lạc của thế kỷ 20.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên