M&A

Masan mua lại 20% cổ phần Phúc Long với giá 15 triệu USD

(VNF) - Theo nguồn tin của VietnamFinance, Công ty TNHH The Sherpa – công ty thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan, HoSE: MSN) công bố ký kết thoả thuận mua lại 20% Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage – công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long - một trong những thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê. Giá trị giao dịch là 15 triệu USD.

Masan mua lại 20% cổ phần Phúc Long với giá 15 triệu USD

Masan mua lại 20% cổ phần Phúc Long với giá 15 triệu USD.

Trong khuôn khổ giao dịch, VinCommerce đã thiết lập thoả thuận hợp tác chiến lược với Phúc Long. Theo đó, hai bên cùng phát triển mô hình “Kiosk Phúc Long” thông qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc. Mô hình Kiosk Phúc Long trên nền tảng cửa hàng VinMart+ góp phần mang các thức uống trà và cà phê tươi ngon thương hiệu Phúc Long đến 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời chuyển đổi các cửa hàng VinMart+ thành điểm đến cho mọi lứa tuổi và mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Theo Masan, hiện nay tổng tiêu thụ trà và cà phê tại Việt Nam ước tích là 2,3 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng hơn 10% mỗi năm. Trong đó, chuỗi cửa hàng bán lẻ trà và cà phê có thương hiệu chỉ chiếm 25% bao gồm bao gồm các thương hiệu lớn như: Highlands Coffee (trên 300 cửa hàng), The Coffee House (trên 150 cửa hàng) và Starbucks (trên 70 cửa hàng).

Với tiền năng dân số trẻ và nhu cầu trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới, Masan cùng Phúc Long kỳ vọng chuỗi cửa hàng trà và cà phê có thương hiệu sẽ bùng nổ trong thập kỷ tới.

Được biết, 2 bên đã thử nghiệm thành công 4 Kiosk Phúc Long tại TP. HCM trong 3 tháng qua. Hai bên cũng tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu 1.000 Kiosk Phúc Long trong 18-24 tháng tiếp theo.

Trong khuôn khổ thoả thuận hợp tác chiến lược với VinCommerce, kiosk Phúc Long sẽ chia sẻ 20% doanh thu với cửa hàng VinMart+. Dựa vào kết quả kinh doanh của mô hình thí điểm, hợp tác này sẽ góp phần tăng biên lợi nhuận của toàn hệ thống cửa hàng VinMart+ hơn 4,0% so với mức hiện tại.

Doanh thu năm 2019 của Phúc Long là 779 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2018. Các năm trước đó, tăng trưởng doanh thu cũng liên tục ghi nhận mức tăng cao, lần lượt 39% và 25% (2018 và 2017).

Nếu so với các ông lớn trong thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam, doanh thu của Phúc Long chỉ xếp sau Highlands Coffee (doanh thu 2.199 tỷ đồng năm 2019) và ngang ngửa với các tên tuổi ngoại như Starbucks (783 tỷ đồng) hay The Coffee House (863 tỷ đồng).

Doanh thu cao, song những năm gần đây, lợi nhuận sau thuế của Phúc Long chỉ khoảng vài tỷ đồng. Đơn cử năm 2019 chuỗi đồ uống này ghi nhận lãi 20 tỷ đồng, trước đó năm 2018 là 4 tỷ đồng và 2 tỷ đồng lãi năm 2017.

Quý I/2021, VinCommerce đóng góp gần 7.240 tỷ đồng cho Masan. Đây là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Masan với hơn 362%. Bình quân mỗi ngày chuỗi bán lẻ này thu khoảng 80 tỷ đồng và lãi gộp 18 tỷ đồng.

Trong quý đầu năm, VinCommerce hoàn tất đàm phán với các nhà cung cấp chiến lược chiếm 40% doanh thu của chuỗi để tăng biên lợi nhuận thương mại (gồm biên lợi nhuận gộp và các hình thức hỗ trợ khác từ nhà cung cấp).

VinCommerce đã mở thêm 12 cửa hàng VinMart+ trong quý đầu năm, nâng tổng số lên 2.212 cửa hàng. Số lượng siêu thị VinMart vẫn giữ nguyên là 12.

Năm ngoái, VinCommerce ghi nhận doanh thu xấp xỉ 31.000 tỷ đồng, tăng 14%.

Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, từ khoản lỗ 100 triệu USD khi tiếp nhận, quá trình tái cấu trúc đang giúp kết quả kinh doanh khả quan hơn. Ví dụ, nhờ tối ưu hoá mạng lưới điểm bán bằng việc đóng 744 cửa hàng VinMart+ và 12 siêu thị VinMart do vận hành không hiệu quả mà EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) tăng 400 tỷ đồng. Dự kiến sau khi trừ tất cả chi phí, chuỗi này năm nay có lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Masan sẽ đổi tên VinMart và VinMart+ thành WinMart trong năm nay, theo điều khoản chuyển giao với Vingroup.

Tin mới lên