Thị trường

Nếu giá dầu 30 USD/thùng, ngành dầu khí mất 2,4 tỷ USD, riêng Bình Sơn mất 2.500 tỷ đồng

(VNF) – Đó là thông tin do ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) đưa ra.

Nếu giá dầu 30 USD/thùng, ngành dầu khí mất 2,4 tỷ USD, riêng Bình Sơn mất 2.500 tỷ đồng

Lọc dầu Bình Sơn sẽ thiệt hại 2.500 tỷ đồng nếu giá dầu năm nay ở mức 30 USD/thùng

Theo ông Sơn, Nghị quyết 86 của Quốc hội đã dự toán phương án giá dầu năm nay là 60 USD/thùng, nhưng hiện nay giá dầu chỉ khoảng 30 USD/thùng.

Năm nay, PVN có kế hoạch khai thác 8,83 triệu tấn dầu thô. Trong bối cảnh ngành dầu khí bị tác động kép, vừa Covid-19 vừa chiến tranh giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga, nếu giá dầu năm nay là 30 USD/thùng thì doanh thu bán dầu của ngành dầu khí sẽ giảm 2,4 tỷ USD, nộp ngân sách giảm 800 triệu USD.

Về khai thác khí, ông Sơn nói nguồn khí phụ thuộc từng mỏ nên ít bị tác động bởi giá dầu. Tuy nhiên một số mỏ có giá neo theo giá dầu nên doanh thu cũng bị ảnh hưởng.

Với hoạt động sản xuất xăng dầu, với đà giảm của giá bán trong nước, sản lượng tiêu thụ giảm 30% do tác động của Covid-19, các nhà máy đang chịu tồn kho rất lớn, ví dụ Dung Quất, Nghi Sơn tồn kho tới 60% – 70%.

“Nếu giá dầu thô là 30 USD/thùng thì Lọc hóa dầu Bình Sơn thiệt hại 2.500 tỷ đồng”, ông Sơn thông tin.

Đối với các hoạt động dịch vụ dầu khí, vị Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than cũng cho hay, do việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác hạn chế nên giá các hợp đồng dịch vụ cũng khó khăn. “Các dịch vụ đi ra nước ngoài cũng khó vì các dự án tại đây cũng khó nên họ không triển khai”, ông nói.

Theo ông Sơn, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí - PVN để rà soát từng lĩnh vực.

Cụ thể, ông Sơn cho biết với giá dầu 30 USD/thùng, nhiều mỏ sẽ gặp tình trạng doanh thu không đủ bù chi phí. Tuy nhiên hoạt động dầu khí có hợp đồng dài hạn, nếu dừng ngay còn thiệt hại hơn, nên hiện nay chưa có nhà thầu nào đề xuất dừng khai thác dầu.

“Dù vậy, trong dài hạn, ngành dầu khí vẫn phải ra soát đánh giá từng mỏ, mỏ nào có thể triển khai thì tiếp tục. Còn trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế, mỏ nào không khả thi sẽ đóng cửa”, ông Sơn nói.

Ông Sơn cũng cho hay ngành dầu khí sẽ tiến hành rà soát các mỏ có khả năng khai thác tốt, giá hòa vốn thấp để bù đắp cho những mỏ giá cao nhằm đảm bảo tổng sản lượng, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP.

Còn do giá dịch vụ giảm, ngành dầu khí sẽ xem xét triển khai công tác thăm dò với cácc khu vực tương lai để khiả  giá phục hồi thì thúc đẩy sản xuất.

Đói với lĩnh vực sản xuất xăng dầu, ông Sơn thông tin: PVN và các bên liên doanh đang xem xét điều chỉnh công suất vận hành, hiện đã giảm xuống 80%, xem xét phương án xuất khẩu để giảm thiệt hại, đồng thời triển khai tối ưu hóa, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh

Ông Sơn cho biết ngành dầu khí đã kiến nghị Chính phủ cho giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế xuất khẩu dầu thô, tạm hoãn việc thu tiền vào quỹ thu dọn mỏ để giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp.

Ngành dầu khí cũng đề nghị Bộ Tài chính giãn thời gian nộp tiền, đề nghị các ngân hàng cho vay ưu đãi. Đặc biệt ngành dầu khí đề xuất Chính phủ có cơ chế lấy sản phẩm dầu thô giá rẻ và xăng dầu tồn kho làm dự trữ quốc gia, khi giá dầu cao sẽ bán ra thị trường.

Tin mới lên