Công nghệ

NFT và Token được đặt lên bàn cân: Chọn hình thức nào?

(VNF) - Tới nay, nhiều nhà đầu tư vẫn gặp khó khăn khi cuộc tranh luận giữa việc nên rót vốn vào NFT hay Token chưa hề ngã ngũ.

Tính đến cuối tháng 4/2022, tổng vốn hóa của thị trường crypto toàn cầu đã đạt hơn 1.8 nghìn tỷ USD. Trong đó, Bitcoin vẫn là đồng tiền mã hóa hàng đầu với mức BTC Dominance hơn 40%. Tuy nhiên, cán cân về dòng vốn trên thị trường tài sản kỹ thuật số đã và đang có những thay đổi trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh các loại Coin và Token tiềm năng, cộng đồng người dùng và nhà đầu tư dần hướng đến một kênh sinh lời khác, mang tên NFT (Non-fungible token) hay tài sản không thể thay thế.

NFT và Token đều là các tài sản mã hóa, được phát triển dựa vào công nghệ Blockchain với những ưu điểm vượt trội. Dù vậy, giữa chúng lại mang những nét khác biệt cơ bản.

  • Trong khi Token/ Coin được xem như một loại tiền tệ kỹ thuật số, có thể giao dịch qua lại giữa các Token hay giữa Token với tiền pháp định (Fiat) thì nhà đầu tư chỉ có thể mua bán các Non-fungible token bằng Token/ Coin tương ứng.
  • Trong mỗi dự án, Token/ Coin được tạo ra với số lượng lớn, có thể lên đến hàng triệu, hàng tỷ Token nhưng số lượng NFT rất hạn chế, đảm bảo tính khan hiếm của chính nó.
  • NFT gắn liền với một tài sản cụ thể, giúp xác thực quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tài sản gốc tại từng thời điểm nhưng Token thì không, mỗi Token có thể cùng thuộc về nhiều người.
  • NFT là một phần quan trọng để đảm bảo sự thành công của vũ trụ ảo Metaverse.
NFT và Token, khác biệt tạo nên sức hút

Theo nhiều chuyên gia, chính những điểm khác biệt mang tính kỹ thuật đã giúp NFT có sức hút rất lớn trên thị trường. Bởi lẽ, không đơn thuần là một phương tiện trao đổi giá hay kênh đầu tư sinh lời như Token, Non-fungible token còn đem đến nhiều giá trị thiết thực khác.

"NFT là dạng tài sản kỹ thuật số có tính duy nhất. Khi mua NFT phải gắn liền với giá trị cụ thể nào đó. Chẳng hạn, bạn mua một bộ sưu tập NFT của cầu thủ Ronaldo, theo thời gian, giá của bộ sưu tập tăng lên và bạn có thể bán lại với giá cao. Như vậy, khoản đầu tư khi bạn mua những NFT của Ronaldo đã đem về lợi nhuận. Hoặc bạn mua bộ sưu tập đó chỉ với mong muốn sưu tầm hình ảnh của thần tượng…", anh Võ Đình Trí, Tiến sĩ Chuyên ngành Tài Chính, Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM và IPAG Business School Paris bày tỏ quan điểm.

Nhà đầu tư nên chọn NFT hay Token?

Hiện nay, các đồng tiền mã hóa như Bitcoin, ETH, BNB, NEAR,... vẫn thu hút được nguồn vốn khổng lồ trên thị trường crypto nói chung. Đây là lựa chọn hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào khi bước chân vào “cuộc chơi” tài sản kỹ thuật số. Nhưng chắc chắn, các Token và đồng Coin không còn là duy nhất, thậm chí sẽ “nhường chân” cho NFT đang rất bùng nổ trong năm 2022.

NFT đang trở thành một trend hàng đầu của 2022

Tại một cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí Forbes, doanh nhân, tỷ phú Kevin O'Leary đã thẳng thắn chia sẻ niềm tin đối với tiềm năng phát triển của thị trường tài sản không thể thay thế.

"I think non-fungible tokens are going to be bigger than bitcoin. They offer so much value around authentication, inventory management and all kinds of use cases in different asset classes. I prefer NFTs tied to hard assets, physical assets; the one that I’m working on developing a white paper for is the watch industry…"

Cùng quan điểm với tỷ phú người Mỹ, anh Bách Phạm - CEO dự án bePAY NFT Marketplace cho rằng: "Trend về NFT và Metaverse sẽ còn kéo dài. Thực tế, những thuật ngữ này đã được nhắc tới từ năm 1992 và trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng cho tới nay, những rào cản về công nghệ dần bị xóa bỏ, giúp nó không còn là một khái niệm, một ý tưởng mà đang được hiện thực hóa…"

Anh nhấn mạnh thêm: "Tuy nhiên, dù nhìn thấy trend nhưng câu chuyện chúng ta đầu tư như thế nào sẽ quan trọng hơn. Chúng ta phải lựa chọn những NFT, những dự án đủ tốt để phân bổ danh mục vốn vào đó."

Thực tế, chưa có một bộ tiêu chuẩn quốc tế nào được xây dựng để giúp nhà đầu tư xác định đâu là một dự án crypto chất lượng. Tuy nhiên, 3 yếu tố được xem là "kim chỉ nam" cho các nhà đầu tư gồm Team (đội ngũ phát triển), Market Trend (xu hướng thị trường) và Structure (mô hình kinh doanh).

Nói riêng về NFT, một công thức định giá tài sản do đội ngũ phát triển nền tảng bePAY xây dựng và được cộng đồng đánh giá cao, đó là công thức TRUPPA. Cụ thể:

  • T, viết tắt của TANGIBILITY, là tính hữu hình của NFT.
  • R, viết tắt của RARITY, là độ khan hiếm của NFT.
  • U, viết tắt của UTILITY, là tính tiện ích của NFT.
  • P, viết tắt của POPULARITY, là mức độ nổi tiếng của NFT.
  • P, viết tắt của PROFITABILITY, là khả năng sinh lời ra dòng tiền từ NFT.
  • A, viết tắt của ABILITY OF DEVELOPMENT, là tiềm năng phát triển của NFT.

 

“TRUPPA” - công thức tiên phong trong định giá NFT

Nhìn chung, NFT hay Token đều có chỗ đứng riêng trong lòng các nhà đầu tư và cộng đồng crypto. Cả hai đều cho thấy những triển vọng rất lớn trong tương lai, mang đến khả năng sinh lời hấp dẫn dành cho những ai biết nắm bắt cơ hội.

 

Tin mới lên