Tài chính quốc tế

‘Nga quay lại Hội đồng châu Âu là thách thức mạnh mẽ với Ukraine’

(VNF) - Đó là lời nhận xét của Cựu Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko trên trang cá nhân Facebook ngày hôm qua (24/6) sau khi Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (Council of Europe - CoE) nhất trí cho phép đại diện của Nga trở lại cơ quan này.

‘Nga quay lại Hội đồng châu Âu là thách thức mạnh mẽ với Ukraine’

Cựu Tổng thống Ukraina Petro Oleksiyovych Poroshenko.

Theo ông Poroshenko, đây có thể xem là "cú đánh ngoại giao nghiêm trọng đầu tiên" mà Ukraine nhận được trong 5 năm qua, kể từ sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea.

“Trước đây, chúng tôi đã không để xảy ra đòn đánh này. Nhưng bây giờ, cú đánh không chỉ nhắm tới Ukraine, mà còn tới những giá trị cơ bản của châu Âu, khi giữa những giá trị đó, giá trị này được chọn bởi giá trị kia”, ông Poroshenko bổ sung thêm.

Trước đó, với 118 phiếu thuận, 62 phiếu chống và 10 phiếu trắng, ngày 24/6, CoE đã nhất trí cho phép đại diện của Nga trở lại cơ quan này.

Theo đó, Nga có thể tham gia cuộc bầu Tổng Thư ký nhiệm kỳ mới của CoE, dự kiến diễn ra trong ngày 26/6.

Nga là thành viên của CoE từ năm 1996. Quan hệ song phương trở nên căng thẳng từ năm 2014 khi CoE tước nhiều quyền của phái đoàn Nga liên quan đến vấn đề Moscow sáp nhập Crimea.

Theo đó, các đại diện của Nga không được quyền bỏ phiếu, mặc dù vẫn được được tham gia các phiên họp của hội đồng.

Cuối tháng 6/2017, Ngoại trưởng Sergei Lavrov thông báo quyết định ngừng thanh toán một phần khoản đóng góp vào ngân sách của CoE vào năm 2017.

Moscow tuyên bố cần phải tiến hành cải tổ điều lệ của CoE, trong đó loại bỏ việc giới hạn quyền của các phái đoàn, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga chỉ quay lại tổ chức này sau khi quyền biểu quyết của họ được khôi phục hoàn toàn.

Điều này khiến CoE gặp khó khăn tài chính khi quỹ hoạt động thiếu hụt 1,5 triệu euro. Thậm chí, giới chức Nga cảnh báo khả năng có thể rút khỏi CoE.

Vào tháng 4/2018, Tổng Thư ký CoE Turbiern Jagland tuyên bố nếu Nga không thực hiện nghĩa vụ tài chính trong vòng hai năm thì cơ quan điều lệ của tổ chức là hội đồng bộ trưởng có thể xem xét vấn đề khai trừ. Thời hạn có thể tiến hành việc này là tháng 6/2019.

Tới ngày 17/5/2019, các ngoại trưởng của ủy hội gồm 47 nước thành viên đã bỏ phiếu hoàn toàn ủng hộ việc  khôi phục quyền bỏ phiếu của Nga.

Xem thêm >> Mỹ: 19 tỷ phú muốn được đánh thuế nhiều hơn vì lợi ích của đất nước

Tin mới lên