Tài chính quốc tế

Nhà khoa học Trung Quốc bác giả thuyết virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

(VNF) - Nhà nghiên cứu Shi Zhengli của Viện Virus Vũ Hán ( thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc) đã “đánh cược cả mạng sống” để bác bỏ giả thuyết cho rằng virus corona chủng mới (2019-nCoV) được Trung Quốc "chế tạo" và đã thoát khỏi một cơ sở nghiên cứu sinh học ở Vũ Hán.

Nhà khoa học Trung Quốc bác giả thuyết virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Nhà khoa học Trung Quốc bác giả thuyết virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán (Ảnh minh họa).

Vào năm 2015, một phòng thí nghiệm đã được xây dựng tại Vũ Hán. Nơi đây được cho là chuyên nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm như SARS và Ebola, virus cúm H5N1,...

Là nơi nghiên cứu và lưu trữ các mầm bệnh nguy hiểm và cách chợ hải sản 32km nên phòng thí nghiệm này bị nghi ngờ là đã khiến virus corona "trốn thoát" ra ngoài môi trường, gây nên dịch bệnh nghiêm trọng.

Cũng có nhiều giả thuyết cho phòng thí nghiệm của Viện Virus Vũ Hán nhận được lệnh tạo ra 2019-nCoV như một loại vũ khí sinh học cho quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, loại virus này đã bị rò rỉ ra ngoài phòng thí nghiệm và lây sang người.

Bà Shi Zhengli đã thẳng thừng bác bỏ những giả thiết này. Bà Shi là một trong những nhà khoa học có tiếng ở Trung Quốc, bà chính là người đã chỉ đạo nhóm nghiên cứu phát hiện ra virus corona chủng mới có thể xâm nhập vào các tế bào thông qua thụ thể ACE2 và có thể bắt nguồn từ dơi.

Chia sẻ lên tài khoản mạng xã hội cá nhân ngày 2/2, bà Shi khẳng định virus 2019-nCoV là "sự trừng phạt của tự nhiên đối với những thói quen và phong tục thiếu văn minh của con người".

Nhà nghiên cứu Shi Zhengli của Viện Virus Vũ Hán.

Bà Shi tuyên bố sẵn sàng “đánh cược bằng cả mạng sống” rằng virus corona mới “không liên quan” tới phòng thí nghiệm của Viện Virus Vũ Hán.

Ở động thái liên quan mới nhất, trên trang web chính thức, WHO khẳng định: "Kháng sinh không có tác dụng chống các loại virus, mà chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn", đồng thời nêu rõ 2019-nCoV là một loại virus, do đó sử dụng kháng sinh để phòng hay điều trị không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân nhập viện do nhiễm virus nCoV, vẫn có thể điều trị bằng kháng sinh vì bệnh nhân có thể đồng nhiễm vi khuẩn. 

Theo WHO, cho tới nay chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể phòng ngừa hoặc điều trị chủng virus nói trên, tuy nhiên một số biện pháp chữa trị đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. Hiện WHO đang phối hợp với các đối tác để đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển các phương pháp phòng chống. 

WHO khẳng định mọi người ở tất cả các độ tuổi đều có thể bị nhiễm nCoV, trong đó người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim là những đối tượng dễ bị nhiễm nhất. 

Dịch viêm phổi cấp do virus nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) tháng 12/2019, sau đó lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành Trung Quốc.

Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, hôm nay (3/2) cho biết đã có thêm 56 ca tử vong, 2.103 ca dương tính với virus corona chủng mới (nCoV) tại tỉnh này. Ngày 2/2, Trùng Khánh xác nhận một trường hợp tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng vì virus corona trên toàn thế giới lên 362 (Trung Quốc có 361 người, Philippines có 1 người).

Xem thêm >> Số người chết tăng từng ngày, Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận đề nghị giúp ngăn virus corona của Mỹ

Tin mới lên