Tài chính quốc tế

Nhận 16 tỷ USD/năm, vì sao châu Á Thái Bình Dương vẫn kém hấp dẫn?

(VNF) - Ba năm vừa qua, lượng vốn vào các thị trường trong khu vực ước tính đạt 16 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, năm 2016 đã chứng kiến sự sụt giảm nguồn vốn so với hai năm trước đó.

Nhận 16 tỷ USD/năm, vì sao châu Á Thái Bình Dương vẫn kém hấp dẫn?

Thị trường còn nhiều thách thức là một trong nguyên nhân khiến dòng vốn vào châu Á Thái Bình Dương suy giảm

"Nhiều thị trường có nền kinh tế lớn và tăng trưởng nhanh nhất thế giới nằm trong khu vực và điều này làm thu hút dòng vốn. Tuy nhiên, cũng có nhiều thị trường bất động sản vẫn là những nơi thách thức các nhà đầu tư ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ, điều này lý giải tại sao dòng vốn đổ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn tương đối thấp so với châu Âu và châu Mỹ", David Green-Morgan, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường vốn Toàn cầu tại JLL nói.

Theo JLL, hiện nay, Nam Mỹ, Đức và vùng Trung Đông là những nhà đầu tư nhiều nhất vào bất động sản tại châu Á – Thái Bình Dương, bằng hình thức đầu tư trực tiếp hoặc thông qua các quỹ đầu tư tín thác. 

Chẳng hạn như Abu Dhabi Investment Authority (ADIA). Quỹ đầu tư tài chính khổng lồ này đã chính thức mở văn phòng tại Hồng Kông vào tháng 10 năm ngoái nhằm thúc đẩy các mối quan hệ trong khu vực và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Trung Quốc cũng như các thị trường trọng điểm khác ở châu Á.

Nhận 16 tỷ USD/năm, vì sao châu Á Thái Bình Dương vẫn kém hấp dẫn? ảnh 1

Dòng vốn vào châu Á Thái Bình Dương đang bị đặt dấu chấm hỏi về tính bền vững

Hay Quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC cũng đang tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm. Điển hình là gần đây họ đã vượt qua nhiều nhà đầu tư khác để ký hợp đồng độc quyền với các nhà phát triển của DLF – công ty bất động sản lớn nhất Ấn Độ, nhằm mua lại cổ phần của chủ đầu tư DLF Cyber City.

Trong khi đó, vào tháng Ba, quỹ đầu tư Canada Pension Plan Investment Board và Ivanhoe Cambridge - công ty bất động sản hàng đầu của Caisse de Depot et Placement du Quebec tại Canada sẽ cùng nhau đầu tư 500 triệu USD vào các cơ sở logistics ở Singapore và Indonesia. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn đặt ra câu hỏi "Liệu các dòng vốn đó có phản ánh một sự thay đổi lâu dài và bền vững trong mô hình đầu tư"?

Green-Morgan giải thích rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với các thị trường bất động sản trong khu vực không phải là phát triển, mà là tạo ra nhiều cổ phiếu có thể đầu tư được.

"Trong khi châu Á có một số thành phố lớn nhất thế giới, khối lượng giao dịch vẫn chưa theo kịp với sự phát triển ở các khu vực khác. Nếu khu vực có thể mở được tiềm năng này thì dòng vốn từ tất cả các vùng trên thế giới có thể sẽ đổ vào", ông nói.

Tin mới lên