Tiêu điểm

Nhân sự tập đoàn trong cơn dâu bể

(VNF) - Hàng loạt sếp tập đoàn nhà nước lớn bị cách chức vì những sai phạm đã đặt những đơn vị này trong cảnh khó khăn.

Nhân sự tập đoàn trong cơn dâu bể

Trụ sở của Petrovietnam tại 18 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Tập đoàn Dầu khí và nỗi buồn nhân sự cấp cao

Đứng đầu danh sách những tập đoàn có nhiều lãnh đạo mất chức nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 

Liên tục những năm gần đây, Tập đoàn này phải đối mặt với tình cảnh trống vắng người ngồi ghế nóng lãnh đạo tập đoàn.

Tháng 7/2015, ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN đã bị Thủ tướng cho thôi chức Chủ tịch PVN sau khoảng 1 năm ngồi ghế cao nhất tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Ngay sau đó, ông Nguyễn Xuân Sơn bị bắt vì liên quan đến đại án ở Ocean Bank.

"Kế vị" ông Sơn là ông Nguyễn Quốc Khánh – người có nhiều năm công tác tại ngành dầu khí. Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PVN vào tháng 1/2016, ông Khánh đã có khoảng nửa năm tạm quyền chức danh Chủ tịch khi người tiền nhiệm là ông Nguyễn Xuân Sơn bị thôi chức.

Thế nhưng, ông Khánh cũng chẳng ngồi vị trí này được bao lâu. Ngày 9/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định để ông Khánh thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN để về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương. Cựu Chủ tịch PVN rời "ghế nóng" về làm việc tại Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước các dự án về điện có trụ sở đặt tại Bộ Công Thương.

Vào tháng 4/2017, tại kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra nhiều khuyết điểm của lãnh đạo PVN các thời kỳ, trong đó có ông Nguyễn Quốc Khánh.

Từ đó đến nay, chức danh Chủ tịch HĐTV PVN vẫn còn để trống. 

Trong khi đó, Tập đoàn này lại tiếp tục lao đao khi mới đây, ông Ninh Văn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc PVN cùng hàng loạt cựu thành viên Hội đồng thành viên PVN bị bắt giữ, khởi tố vì liên quan đến "phi vụ" 800 tỷ đồng của PVN mất trắng khi đầu tư vào Ocean Bank.

42 năm kể từ ngày thành lập, PVN đang trong cảnh khó khăn vô bờ. Thế nên chỉ chưa đầy 4 tháng, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đã phải 2 lần viết "tâm thư" trấn an cán bộ, nhân viên toàn Tập đoàn.

Trong thư, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh những diễn biến bất thường ấy "ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu" của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

"Những yếu tố đó tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và người lao động Dầu khí", thư của lãnh đạo PVN viết.

"Lửa" nhân sự lan sang ngành Hóa chất

Khi nhân sự PVN còn đang nóng rực, thì đến lượt lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) bị gọi tên. 

Ngày 20/9, Ban Bí thư đã quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Nguyễn Anh Dũng, bao gồm cách chức ủy viên BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ủy viên BCH Đảng bộ Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

Quyết định của Ban Bí thư đã nêu rõ những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Anh Dũng.

Trước đó, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng nêu rõ: Cá nhân ông Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, với trách nhiệm người đứng đầu, ông Dũng đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ; trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn, gây hậu quả rất nghiêm trọng; để Tập đoàn và một số công ty không bảo toàn được vốn Nhà nước giao.

Ông Nguyễn Anh Dũng cũng bị kết luận là "thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự án DAP số 2 Lào Cai. Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong việc triển khai dự án đạm 

Tin mới lên