Tài chính quốc tế

Nỗ lực ngoại giao cuối cùng về Ukraine: Mỹ - Nga đồng ý gặp mặt

(VNF) - Ngày 21/2, truyền thông phương Tây đưa tin tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được mời tới một cuộc gặp thượng đỉnh liên quan tới các vấn đề của Ukraine, nhằm đưa ra một biện pháp khả thi để thoát khỏi một trong những cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ.

Nỗ lực ngoại giao cuối cùng về Ukraine: Mỹ - Nga đồng ý gặp mặt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Villa La Grange vào ngày 16/6/2021 ở Geneva, Thụy Sĩ.

Trong một tuyên bố được đưa ra bởi văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, được biết 2 vị tổng thống Mỹ - Nga đã được ông Macron mời tới một hội nghị thượng đỉnh về "sự ổn định an ninh và chiến lược ở châu Âu".

Sau lời mời từ tổng thống Pháp, Nhà Trắng cho biết ông Biden đã chấp nhận cuộc họp "về nguyên tắc" nhưng chỉ với điều kiện "nếu một cuộc xâm lược không xảy ra". Phía Điện Kremlin chưa đưa ra câu trả lời chính thức cho lời mời của ông Macron, tuy nhiên, nhiều trang truyền thông dẫn nguồn cho biết tổng thống Putin cũng đã đồng ý xuất hiện tại buổi gặp mặt.

Nếu cả 2 bên đều đồng ý với cuộc gặp mặt tới đây, nó có thể đại diện cho nỗ lực ngoại giao cuối cùng về căng thẳng xung quanh Ukraine và là con đường có thể ngăn chặn một cuộc tấn công từ phía Moscow nếu có.

Jen Psaki, Thư ký báo chí Nhà Trắng, cho biết rằng hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo thế giới sẽ diễn ra sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và người đồng cấp Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov vào ngày 24/2 tới đây.

Được biết, cuộc gặp mặt không chỉ có sự góp mặt của ông Biden và ông Putin, mà còn có các người đồng cấp từ Ukraine là ông Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky , từ Pháp là ông Macron và từ Anh là ông Boris Johnson.

Tin tức về cuộc gặp mặt được đưa ra giữa thời điểm Mỹ liên tục cảnh báo Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào.

Theo phía Mỹ, trong vài tuần gần đây Moscow đã xây dựng lực lượng quân sự, đưa lực lượng khoảng 190.000 người tới sát biên giới Ukraine và làm trái tuyên bố rút quân.

Khả năng xảy ra xung đột đã buộc ông Biden phải hủy bỏ kế hoạch trở về nhà của mình ở Delaware sau cuộc họp kéo dài hai giờ với đội an ninh quốc gia của mình vào ngày 20/2. Ông Biden cũng thường xuyên liên lạc với tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người nổi lên như một nhà ngoại giao quan trọng giữa Mỹ và Nga.

Trong khi đó, Nga liên tục phủ nhận việc có ý định tấn công quốc gia Đông Âu và đưa ra bằng chứng chứng minh việc thu bớt quân đội tại biên giới, nhưng không thể làm dịu sự lo ngại của phương Tây. Mới đây, Nga cũng cho biết các lực lượng của họ ở Belarus sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự trong tuần tới.

Mối đe dọa về một cuộc tấn công của Nga đã khiến cho thị trường toàn cầu hết sức bất ổn trong nhiều tuần qua, với giá dầu leo thang và chứng khoán biến động.

Chỉ số S&P 500 nói chung, dùng để theo dõi hoạt động vốn chủ sở hữu của các công ty lớn nhất của Mỹ, giảm 3,69% trong tháng 2, trong khi Nasdaq Composite giảm 4,8%. Giá dầu thô Tây Texas giao sau đã tăng 4,2% trong tháng qua.

Xem thêm >> Ông lớn năng lượng Nga: Kho khí đốt châu Âu sắp cạn kiệt

Từ khoá: Mỹ , Nga, Ukraine, Putin, Biden,
Tin mới lên