Xe

Ô tô tuần qua: Renault rút khỏi Việt Nam, triệu hồi hàng loạt xe Mercedes-Benz

(VNF) - Triệu hồi hàng loạt mẫu xe bán chạy của Mercedes-Benz Việt Nam, hãng xe Renault rút khỏi Việt Nam, tích hợp giấy phép lái xe vào căn cước công dân gắn chip điện tử... là những thông tin ô tô nhận được dư luận quan tâm trong tuần qua.

Ô tô tuần qua: Renault rút khỏi Việt Nam, triệu hồi hàng loạt xe Mercedes-Benz

Ô tô tuần qua: Renaut rút khỏi Việt Nam, triệu hồi hàng loạt xe Mercedes-Benz

Renault rút khỏi Việt Nam

Sự trở lại lần thứ 2 của hãng xe Pháp Renaut vào thị trường Việt Nam chưa được bao lâu thì mới đây nhà phân phối CT-Wearnes cho biết sẽ không mở bán các mẫu xe của thương hiệu này nữa.

Điều đáng nói là ở lần “tháo chạy” này, các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa của hãng sẽ không được duy trì. Nhà phân phối cho biết chỉ hỗ trợ mua lại xe Rebault của khách hàng không còn nhu cầu sử dụng hoặc tặng một khoản chi phí nếu tiếp tục sử dụng xe.

Thương hiệu xe Pháp – Renault chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2010, được mở bán thông qua nhà phân phối Auto Motors Vietnam với khá nhiều đại lý trên toàn quốc.

Xem chi tiết tại đây. 

Hàng loạt mẫu xe bán chạy của Mercedes-Benz bị triệu hồi

Trong những ngày gần đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam liên tục ra thông báo triệu hồi đối với các mẫu xe Mercedes-Benz với nhiều dòng xe khác nhau, liên quan tới các lỗi khác nhau từ nhà sản xuất.

Đợt triệu hồi đầu tiên liên quan tới tổng cộng 49 chiếc Mercedes-Benz gồm: A-Class, GLA và CLA bán trên thị trường có thời gian sản xuất từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017. Nguyên nhân là để kiểm tra, thay thế trục dẫn động lái.

Thời gian bắt đầu chương trình triệu hồi từ ngày 25/9/2021 và dự kiến kết thúc vào 31/12/2025.

Đợt triệu hồi thứ 2 liên quan tới mẫu xe GLC với các phiên bản 200 4MATIC, 300 4MATIC (số loại X253) được sản xuất, lắp rắp tại nhà máy ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 8/2020. 

Hiện số lượng xe cụ thể chưa được hãng công bố. Nguyên nhân của đợt triệu hồi này liên quan tới lỗi ở các cảm biến va chạm ở trong 2 cửa trước.

Xem chi tiết tại đây. 

Sẽ tích hợp GPLX trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử

Bộ Công an đang phối hợp tích cực với Bộ Giao thông Vận tải để tích hợp thông tin bằng lái xe trên thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.

Bộ Công an cho biết mỗi công dân chỉ cần 1 loại giấy tờ duy nhất là thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử là có thể thay thế rất nhiều loại giấy tờ khác.

Công dân chỉ cần đăng ký thông tin tài khoản qua ứng dụng VNEID hoặc qua website http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn là sẽ được xác thực trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau đó, công dân chỉ cần xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, cơ quan chức năng sẽ sử dụng ứng dụng VNEID để kiểm tra các thông tin qua việc đọc mã QR code trên thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Xem chi tiết tại đây.

2,5 tỷ USD nhập khẩu ô tô về nước trong 9 tháng

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2021, lượng ô tô nhập khẩu về nước đạt khoảng 6.000 chiếc, trị giá đạt 160 triệu USD, giảm 38,1% về lượng và và giảm 27,9% về trị giá so với tháng trước.

Ước tính đến hết tháng 9/2021, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại đạt 112.000 chiếc, trị giá đạt 2,51 tỷ USD, tăng 67,9% về lượng và tăng 69% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xem chi tiết tại đây. 

Quá hạn lưu hành trên 30 ngày, xe mang biển nước ngoài bị xử phạt tối đa 35 triệu đồng

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung, tăng mức phạt nặng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe ô tô biển số nước ngoài vi phạm quy định.

Tại dự thảo sửa đổi Nghị định 100, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chia xử phạt hành vi này làm 2 mức: quá hạn dưới 30 ngày và quá hạn trên 30 ngày.

Theo đó, sẽ tăng mức phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng lên 10 đến 12 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hoạt động quá phạm vi được phép hoạt động và lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định dưới 30 ngày. Trong khi đó, đối với hành vi lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên bị phạt tiền từ 30 đến 35 triệu đồng.

Xem chi tiết tại đây. 

Xem thêm: Hãng xe Pháp Renaut lại ‘tháo chạy’ khỏi thị trường Việt Nam

Tin mới lên