Xe

Ô tô tuần qua: VinFast thu mua xe cũ, Bộ Tài chính không đồng ý giảm lệ phí trước bạ ô tô

(VNF) - VinFast công bố chương trình mua-đổi xe cũ sang xe mới, Bộ Tài chính không đồng ý giảm không đồng ý giảm lệ phí trước bạ ô tô, thuế xăng dầu hay xe kinh doanh có tem đăng kiểm riêng là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.

Ô tô tuần qua: VinFast thu mua xe cũ, Bộ Tài chính không đồng ý giảm lệ phí trước bạ ô tô

Ô tô tuần qua: VinFast thu mua xe cũ, Bộ Tài chính không đồng ý giảm lệ phí trước bạ ô tô - thuế xăng dầu

VinFast mua lại xe cũ của khách hàng

Mới đây, Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và Dịch vụ VinFast vừa đưa ra chương trình thu-mua xe cũ đã qua sử dụng có tuổi đời lưu thông trên thị trường chưa quá 7 năm.

Để thực hiện việc này, VinFast đã thành lập công ty Smart Solution, công ty mua bán xe cũ thuộc Tập đoàn Vingroup, để định giá và mua lại.

Tất cả quá trình định giá, mua bán đều được Smart Solution công khai minh bạch, đảm bảo thu hồi tối đa giá trị tài sản cho khách hàng khi chuyển đổi sang xe VinFast. Những xe cũ mua của khách sẽ được bán lại cho khách khác nếu có nhu cầu với giá bằng giá lúc thu mua.

Bên cạnh việc hỗ trợ đổi cũ lấy mới thuận tiện và dễ dàng, VinFast sẽ đặc biệt tặng ngay cho khách hàng 50 triệu, 30 triệu hoặc 10 triệu đồng tiền mặt khi mua xe VinFast, tương ứng với các mẫu Lux SA2.0, Lux A2.0 hay Fadil.

Xem chi tiết tại đây.

Xe kinh doanh phải có tem đăng kiểm riêng

Người lái xe hoạt động kinh doanh sẽ phải có chứng chỉ hành nghề, xe kinh doanh được phân biệt qua màu tem đăng kiểm riêng, cấp bằng lái ô tô người khuyết tật... Đây là một số quy định mới được Bộ Giao thông vận tải đưa ra trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đang được lấy ý kiến.

Tại dự thảo này, tài xế chỉ được lái xe kinh doanh khi có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ chỉ được cấp khi tài xế đã có bằng lái sau đó qua đào tạo, thi sát hạch. Đáng chú ý, dự thảo luật phân lại các loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô và chỉ còn hình thức xe buýt, taxi, xe hợp đồng. 

Với thay đổi này, xe khách tuyến cố định hiện nay được xếp là xe buýt nội tỉnh hoặc liên tỉnh. Khi thành xe buýt, xe khách sẽ được bố trí các điểm dừng đón, trả khách dọc đường.

Toàn bộ xe dưới 9 chỗ ngồi kinh doanh vận tải khách được xếp là taxi, toàn bộ xe trên 9 chỗ ngồi kinh doanh vận tải khách trở lên được xếp là xe hợp đồng (không còn xe hợp đồng du lịch). Với quy định này, sẽ không còn xe hợp đồng (kể cả ứng dụng công nghệ) với xe dưới 9 chỗ ngồi.

Xe kinh doanh vận tải sẽ được phân biệt với các loại phương tiện khác thông qua màu tem đăng kiểm.

Xem chi tiết tại đây.

Bộ Tài chính không đồng ý giảm lệ phí trước bạ ô tô, thuế xăng dầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến Dự thảo tờ trình mới nhất liên quan Nghị quyết về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Liên quan đề xuất giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT hiện là 10%) cho các hàng hóa, dịch vụ gặp khó khăn, nguyên vật liệu để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Bộ Tài chính đề nghị bỏ nội dung này do thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, người tiêu dùng phải trả thuế, chứ không phải doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ với thuế giá trị gia tăng đầu ra khi xác định số thuế phải nộp, nên không ảnh hưởng đến chi phí.

Bộ kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, không quy định theo hướng giảm mà thay vào đó cho phép hoãn nộp thuế giá trị gia tăng đến tháng 9/2020 với nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Bộ Tài chính không đồng ý giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã trong năm 2020. Với lý do nội dung này có trùng lắp với một số chính sách dự kiến áp dụng.

Đối với việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước hết năm 2020, và áp dụng các chính sách ưu đãi khác cũng không được Bộ Tài chính thông qua vì nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.

Bộ Tài chính cũng không chấp thuận giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, trừ giảm thuế cho nhiên liệu bay để cứu ngành hàng không vì ngành này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi đó, các ngành vận tải khác không được miễn giảm thuế do giá xăng dầu giảm mạnh.

Xem chi tiết tại đây. 

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn 'loay hoay' làm săm, lốp

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Quốc hội về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong đó đề cập nhiều vấn đề về phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. 

Theo Bộ Công Thương, đến nay ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Trong khi đó, giá bán xe ô tô trong nước vẫn cao so với các nước trong khu vực.

“Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các sản phẩm đã được nội địa hóa còn mang hàm lượng công nghệ thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa”, báo cáo cho biết.

Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước thời gian qua mặc dù đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng hiện nay không còn duy trì được lợi thế do lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh từ đầu năm 2019 đến nay.

Xem chi tiết tại đây. 

Honda Việt Nam 'nhiều khả năng sẽ chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu'

Honda Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong Covid-19.

Tại văn bản này, Honda Việt Nam cho rằng cần điều chỉnh lại một số nội dung quy định tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định 41/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng được áp dụng gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất chủ đề cập đến ngành nghề sản xuất ô tô và xe có động cơ khác nhưng không đề cập đến ngành nghề sản xuất ô tô, xe máy, do đó Honda Việt Nam cho rằng điều này là chưa phù hợp.

Honda Việt Nam cũng kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho khách hàng khi mua ô tô, xe máy; bổ sung đối tượng được gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp; hoãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho doanh nghiệp sản xuất ô tô; giảm từ 5% - 6% đối với doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy.

Về miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng để sản xuất xe trong nước theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP, Honda Việt Nam đề xuất giảm yêu cầu sản lượng giêng, sản lượng chung tối thiểu của Nghị định 125/2017/NĐ-CP trong năm 2020, nếu được thì xem xét hỗ trợ luôn trong cả năm 2021.

Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô, Honda Việt Nam cho rằng cần có ưu đãi đặc biệt về thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng trừ đi phần giá tị gia tăng trong nước để hỗ trợ sản xuất trong nước.

Trước tình hình thị trường ô tô, xe máy suy giảm do tác động của dịch bệnh Covid-19 và có thể kéo dài sang năm tiếp theo, Honda Việt Nam cho biết nhiều khả năng hãng sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang nhập khẩu.

Xem chi tiết tại đây. 

Xem thêm: Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam: Chính sách nội địa hoá không còn duy trì được lợi thế

Tin mới lên