Thị trường

Ôn cố tri tân: Từ ‘Đơn xin mổ lợn’ đến nhà máy thịt mát ngàn tỷ

(VNF) - Thời bao cấp, người dân nuôi được con lợn muốn mổ cũng cần phải viết đơn xin chính quyền chấp nhận. Câu chuyện bi hài vừa được làm nóng lại trên mạng xã hội, giữa lúc công nghệ giết mổ đã đạt đến trình độ cao, thậm chí là rất... nhân văn.

Ôn cố tri tân: Từ ‘Đơn xin mổ lợn’ đến nhà máy thịt mát ngàn tỷ

Bên trong nhà máy tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam (Masan MEATLife)

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh tờ “Đơn xin mổ lợn” "cười ra nước mắt" được viết từ năm 1979. Nội dung tờ đơn như sau:

“Kính gửi UBND xã Dương Xá,

Tôi là Nguyễn Thị Sính, là xã viên thuộc đội tám Hợp tác xã nông nghiệp Dương Xá. Xin đề nghị một việc như sau:

Trong năm nay (1979) tôi đã hoàn thành nghĩa vụ bán lợn cho nhà nước. Nay tôi tăng gia được một con lợn khoảng 40 kg. Tôi xin làm thịt để bán để tiếp tục tăng gia.

Vậy đề nghị UBND giúp đỡ cho phép tôi mổ vào ngày 19/12/1979”.

"Đơn xin mổ lợn"

Câu chuyện bi hài này là “chuyện thường ở huyện” trong thời bao cấp ở Việt Nam. Những năm cuối 70, đầu 80, các hoạt động buôn bán đều bị ngăn cấm, thương nghiệp chỉ có nhà nước nắm giữ, người dân muốn có hàng hóa tiêu dùng chỉ có cách đổi bằng tem phiếu.

Người nông dân Việt có kinh nghiệm cả nghìn năm nuôi lợn nhưng chẳng ai được nuôi tự do. Để hạn chế người dân tự nuôi và bán thịt ra thị trường, Nhà nước đánh thuế sát sinh rất cao và lợn nuôi phải bán lại cho nhà nước với giá thấp, không được phép bán cho tư thương, nếu muốn tự mổ phải xin phép. Vì thế mới có chuyện đến ngày xuất chuồng, phải viết đơn xin chính quyền như trên.

Mỗi lứa lợn, tính toán tiền lãi và tiền cám dư còn được 70 đồng, bằng đúng tiền lương của một tiến sĩ ngày đó. Nên thầy Cương hay nói vui với đồng nghiệp, nhà có 2 tiến sĩ, một là tôi và một là lợn.

Đã có những giai thoại "cười ra nước mắt" liên quan đến con lợn. Giáo sư Văn Như Cương, vì khó khăn kinh tế phải tham gia nuôi lợn, khi bị lập biên bản một mực yêu cầu phải ghi lại câu chữ, rằng: “Các anh không được viết tôi nuôi lợn làm ảnh hưởng tới môi trường, mà phải viết lợn nuôi tôi làm ảnh hưởng tới môi trường, thì tôi mới ký”.

Cảnh bán lợn cho Hợp tác xã. Ảnh tư liệu

Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, từ năm 1986, Nhà nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường. Những chuyện “cười ra nước mắt” như trên đã không còn xảy ra nữa. 

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, thịt lợn chiếm 65-70% trong cơ cấu bữa ăn của các gia đình. Đa phần người Việt vẫn giữ thói quen dùng thịt nóng, tức là loại thịt dùng ngay sau giết mổ. Loại thịt này mau giảm chất lượng do không kìm hãm hoạt động của vi sinh vật, enzyme và rất khó kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm.

Tại các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật…. họ sử dụng thịt mát hoặc thịt đông lạnh. Bởi vì thịt ngay sau giết mổ cần được ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật và bảo đảm các quá trình sinh hóa của thân thịt (chết mềm, tê cứng, chín sinh hóa) diễn ra nhằm đạt được cảm quan và chất lượng tốt nhất khi tới tay người tiêu dùng.

Gần đây, sản phẩm thịt mát MeatDeli của Tập đoàn Masan là thay đổi bước ngoặt của ngành chế biến thịt Việt Nam. Tập đoàn đã đầu tư 2 tổ hợp chế biến thịt công nghệ thịt mát từ châu Âu được vận hành theo tiêu chuẩn BRC là Tổ hợp MNS Meat Hà Nam và Tổ hợp MEATDeli Sài Gòn với tổng số vốn đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, công suất thiết kế 1,4 triệu con heo/năm/ tổ hợp. MEATDeli Sài Gòn và MEATDeli Hà Nam hiện là hai tổ hợp chế biến có hệ thống vận hành tiêu chuẩn châu Âu, hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.

Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli được vận hành theo tiêu chuẩn BRC hiện đại bậc nhất Việt Nam

Theo đại diện Masan, tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli là mảnh ghép quan trọng cuối cùng để hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt “3F” của Masan. Chính thức ra mắt tại Hà Nội vào tháng 12/2018 và TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2019, tính đến nay, MEATDeli đã phục vụ cho hàng triệu người tiêu dùng, có mặt tại hơn 1.700 điểm bán, bao gồm hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+, siêu thị CoopMart, Big C, các cửa hàng MEATDeli và các đại lý…

Mục tiêu của Masan là trở thành thương hiệu thịt mát số 1 Việt Nam vào năm 2023 với kế hoạch doanh thu 1 tỷ USD cho ngành thịt, tức khoảng hơn 23.000 tỷ đồng.

Tin mới lên