Nhân vật

Ông Trần Quốc Kỳ, CEO Gigan: 'Phải khác biệt để không bị nhấn chìm lúc này'

(VNF) - Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đã phải đóng cửa, đây là lúc mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cạnh tranh bằng sự khác biệt để không bị nhấn chìm giữa hàng vạn đối thủ.

Ông Trần Quốc Kỳ, CEO Gigan: 'Phải khác biệt để không bị nhấn chìm lúc này'

Ông Trần Quốc Kỳ, CEO Gigan

Ông Trần Quốc Kỳ, với gần 10 năm kinh nghiệm tư vấn triển khai hoạt động Digital Marketing từ doanh nghiệp lớn như Lazada, VNG, Vietravel... đến mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho rằng thời điểm này là những tháng khó khăn nhất của các doanh nghiệp làm dịch vụ agency.

Theo quan điểm của ông, Covid-19 là phép thử cho các doanh nghiệp. Kẻ chiến thắng là kẻ tồn tại sau cùng. Điều cần thiết là sự lạc quan và tin tưởng vào tương lai cũng như chiến lược “ngủ đông” để phục hồi. Đặc biệt, nhu cầu chuyển đổi mạnh mẽ lên online thể hiện rõ sau đại dịch vì doanh nghiệp đã thấm đau và thấy được tầm quan trọng sâu sắc của Digital Performance Marketing mang lại.

Ảnh: CEO Trần Quốc Kỳ 

Về xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra, theo ông Kỳ, các doanh nghiệp cần sẵn sàng với cuộc chơi mới này. Với hơn 64 triệu người dùng trên Internet, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển quảng cáo online mạnh mẽ, các doanh nghiệp đã dần nhận thức tầm quan trọng của cuộc chiến trên kênh online nơi mà mọi khách hàng tiềm năng đều hàng ngày lui tới. 

Ông Kỳ cũng nhấn mạnh đến các vấn đề mà đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải.

Cụ thể, thứ nhất, do thiếu hoạch định chiến lược marketing dài hạn, các hoạt động marketing thiếu đồng nhất hay phụ thuộc nhiều vào một số ít kênh quảng cáo nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đồng bộ nội dung, mất đi tính liên kết giữa các chiến dịch truyền thông.

Theo CEO Trần Quốc Kỳ, doanh nghiệp nên tổ chức kế hoạch dài hạn, phân bổ KPIs, ngân sách đầu tư, nhân lực theo năm và thống nhất chỉ tiêu giữa các bộ phận để từ đó các bộ phận chủ động ngân sách và tìm  phương án triển khai chi tiết hoàn thành nhiệm vụ theo định hướng và thống nhất ban đầu.

Thứ hai là doanh nghiệp chưa có hệ thống, cơ sở đánh giá rõ ràng để làm nền tảng phân tích cho việc tối ưu từ chi phí vận hành, chi phí quảng cáo, hoạt động marketing doanh nghiệp chưa có quy trình để triển khai các hoạt động Marketing mất kiểm soát, cũng như phối hợp nội bộ, hợp tác với các bên đối tác Agency gặp nhiều khó khăn.

"Hiện nay các công cụ Martech đang đáp ứng rất tốt trong việc giải quyết bài toán này, doanh nghiệp nên tham khảo các chuyên gia để có được sự tư vấn ứng dụng công cụ phù hợp với nhu cầu và chi phí cho doanh nghiệp mình", ông Kỳ nói.

Thứ ba, do chưa thấu hiểu hành vi người dùng nên doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm phù hợp để thúc đẩy nhu cầu và doanh số.

"Theo tôi, doanh nghiệp cần chấp nhận chuyển đổi để đánh giá, phân tích đo lường được từ sản phẩm dịch vụ đến các hoạt động liên quan, biết được điểm nào tốt, điểm nào chưa tốt để từ đó thay đổi, phát triển sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng thế mạnh cạnh tranh", chuyên gia cho hay.

Theo ông Kỳ, trong bối cảnh Covid-19 vừa qua, doanh nghiệp đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phát triển đa kênh bán hàng để tăng cơ hội kinh doanh và giảm thiểu rủi ro khi một trong số các kênh gặp vấn đề. Nếu như doanh nghiệp khai thác Digital Marketing thì chắc chắn rằng sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhân sự cũng như tối ưu được hiệu quả trên chi phí Marketing đầu tư ban đầu so với nhiều mô hình marketing truyền thống khác.

Việc thay đổi để tăng trưởng này cũng nên chia ra nhiều giai đoạn đầu tư, dịch chuyển từng phần bằng việc chọn lựa hoạt động đầu tư phù hợp để giải quyết khó khăn trong ngắn hạn và tích lũy giá trị dài hạn, tối ưu chi phí. Khi tạo ra lợi nhuận, thúc đẩy được tiềm lực doanh nghiệp rồi cân nhắc tiến hành tái đầu tư giai đoạn tiếp theo ở quy mô hệ thống lớn hơn, phục vụ tăng trưởng lâu dài.

Tin mới lên