Học thuật

Phân tích cân bằng tổng quát là gì? Mô hình phân tích cân bằng tổng quát

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Phân tích cân bằng tổng quát là gì? Mô hình phân tích cân bằng tổng quát.

Phân tích cân bằng tổng quát là gì? Mô hình phân tích cân bằng tổng quát

Phân tích cân bằng tổng quát hay phân tích cân bằng chung (general equilibrium analysis) là phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế.

Phân tích cân bằng tổng quát là gì?

Phân tích cân bằng tổng quát hay phân tích cân bằng chung (general equilibrium analysis) là phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế. Phân tích cân bằng chung được tiến hành trên cơ sở giả định các sự kiện xảy ra trong một ngành có thể tác động tới những ngành khác và những ngành khác đến lượt chúng lại tác động trở lại phương thức hoạt động, chức năng của ngành này, ví dụ như trong hình minh họa sau:

Từ sơ đồ trên, có thể hiểu đơn giản như sau: Khi giá dầu tăng, chi phí của nhiều ngành công nghiệp khác tăng theo, vì thế mức giá chung và tiền lương ở các khu vực có liên quan cũng tăng. Ngược lại, việc mức giá và tiền lương tăng sẽ làm cho giá đầu vào của ngành công nghiệp dầu khí tăng.

Chính vì thế trong phân tích cân bằng chung, người ta thường cố gắng xác định bản chất và cường độ của các mối quan hệ liên ngành. Phương pháp phân tích đầu vào - đầu ra được vận dụng để đạt được mục tiêu này.

Mô hình cân bằng tổng quát là gì?

Trong nền kinh tế thực, nền kinh tế được mở rộng với các chính sách kinh tế, chẳng hạn như xuất khẩu ròng (NX), thuế và trợ cấp (T), chi tiêu chính phủ (G), vốn đầu tư (I), và khấu hao vốn (D). Trong điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô, mô hình cân bằng tổng quát cơ bản xây dựng với các giả thiết chính như sau:

1. Hộ gia đình (khách hàng) tiêu thụ m hàng hóa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với cùng sở
thích và tham số tiêu dùng.

2. Các doanh nghiệp (sản xuất) cung cấp m hàng hóa (sản phẩm hoặc dịch vụ) với
cùng điều kiện và tham số sản xuất.

3. Nền kinh tế có m lĩnh vực (ngành), mỗi khu vực sản xuất một loại hàng hóa (sản
phẩm hoặc dịch vụ).

4. Hàm cầu của mỗi hàng hóa là xác định trong các mô hình thực nghiệm.

5. Xuất khẩu ròng (NX), thuế và trợ cấp (T), chi tiêu chính phủ (G), đầu tư vốn (I),
khấu hao vốn (D) được giả định trong các mô hình.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên