Ngân hàng

Phí nộp, rút tiền mặt ngân hàng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng

(VNF) – Mức phí giao dịch tiền mặt tại các tổ chức tín dụng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng, đồng thời giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt, theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt mới đây.

Phí nộp, rút tiền mặt ngân hàng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng

Phí nộp, rút tiền mặt tại các ngân hàng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, theo đó, phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, trong đó có các ngân hàng, sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng.

Cụ thể, một trong những giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được nếu trong đề án là quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.

Theo Đề án, các hoạt động như thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới sẽ được khuyến khích thanh toán điện tử.

Phí nộp rút tiền mặt

Phí nộp, rút tiền mặt, giao dịch tiền mặt tại các tổ chức tín dụng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng

Các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ được khuyến khích chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử.

Cũng theo Đề án, 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.

Đề án cũng gợi mở việc xem xét bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán; ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe máy, tàu thuyền,…) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Tin mới lên