Thị trường

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam: 'Năm 2021, ngành dịch vụ logistics sẽ phát triển mạnh mẽ'

(VNF) - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tương - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) về các vấn đề liên quan tới những bất cập hiện nay của ngành dịch vụ logistics trong nước và làm thế nào để tận dụng được các cơ hội để phát triển ngành logistics trong năm 2021.

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam: 'Năm 2021, ngành dịch vụ logistics sẽ phát triển mạnh mẽ'

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam: 'Năm 2021, ngành dịch vụ logistics sẽ phát triển mạnh mẽ'

Ông Nguyễn Tương nói:

"Thách thức thì rất lớn rồi. Chính vì vậy câu hỏi này tôi chỉ đề cập về những cơ hội mà ngành logictics Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này.

Cụ thể, cơ hội lớn nhất đó là giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam được hợp tác, làm việc cùng các doanh nghiệp logistics hàng đầu trên thế giới.

Đồng thời, việc ký kết Hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy thương mại phát triển giúp tạo ra nguồn hàng, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người trong nước".

- Các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần làm gì để có thể tận dụng được cơ hội này?

Đầu tiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần phải nghiên thật cứu kỹ các quy định của hiệp định RCEP để tận dụng.

Thứ hai là phải tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất.

- Trong văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết muốn khôi phục và thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển thì cần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu: Tài chính, hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

Trong Dự thảo Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển kinh tế vẫn lấy 3 trụ cột quan trọng, đó là: thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực con người.

3 trụ cột quan trọng này sẽ quyết định đến sự phát triển của Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ Logictics nói riêng.

Thể chế hiện nay đã quá rõ ràng bởi đã được quy định tại các điều khoản và các luật lệ cũng đã được ban hành.

Trong khi đó, kết cấu hạ tầng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ như muốn phát triển vận chuyển bằng đường bộ thì phải có đường cao tốc, hay muốn phát triển đường sông thì cần phải có các bến cảng, tàu thuyền vận chuyển.

Trong 3 vấn đề nêu trên thì vấn đề về con người là yếu tố mang tính quyết định và quan trọng nhất. Bởi nguồn nhân lực cần phải có chuyên môn, phải nắm rõ về ngành của mình (dịch vụ logistics có 17 ngành), phải có trình độ nghiệp vụ và đặc biệt là thông thạo ngoại ngữ tiếng anh.

- Trên thực tế, từ nhiều năm qua, các doanh nghiệp logistics vẫn còn gặp nhiều khó khăn do một số các quy định vẫn còn chồng chéo, còn tồn tại những thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành chưa phù hợp. Một số chính sách chưa kịp thời sửa đổi cho phù hợp với đặc thù hoạt động của hoạt động logistics trong thực tiễn. Ông có đánh giá như thế nào về điều này và kiến nghị gì không?

Khó khăn lớn nhất hiện nay trong những khó khăn làm cho chi phí dịch vụ Logictics tăng cao đó là kiểm tra chuyên ngành. Kiểm tra chuyên ngành hiện nay vô cùng rắc rối và gây khó dễ cho các doanh nghiệp, chính vì vậy cần phải cắt giảm các thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành. 

Nói tóm lại, muốn giảm chi phí Logictics thì cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, cắt giảm các chi phí có liên quan và các bộ, ngành cần phải ngồi lại với nhau để đưa ra một lộ trình cụ thể.

- Dịch bệnh Covid-19 đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp Logictics do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cũng là dịp để các doanh nghiệp Logictics chuyển mình. Ông đánh giá thế nào?

Trước đây, muốn áp dụng công nghệ số thì mất khoảng 5 năm, tuy nhiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu thì bây giờ chỉ mất 8 tháng để áp dụng công nghệ số vào các doanh nghiệp.

Dịch bệnh Covid-19 cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới trong hoạt động nếu không muốn bị đào thải. Đồng thời cũng cắt giảm được rất nhiều chi phí, tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu qủa cao hơn.

- Ông có nhìn nhận gì về ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam trong năm 2021?

Ngành dịch vụ logistics nằm trong sự phát triển kinh tế của nền kinh tế, nếu nề kinh tế phát triển thì sẽ kéo theo ngành dịch vụ logistics sẽ phát triển.

Một bước đệm lớn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam đó là chúng ta đã tham gia vào hiệp định thương mại toàn cầu như EVFTA hay RCEP, điều này sẽ giúp tạo ra nhiều nguồn hàng và nhiều nguồn đầu tư.

Các chuyên gia kinh tế đã dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ tăng trưởng 5-6% và điều này chắc chắn sẽ kéo theo ngành dịch vụ logistics trong nước phát triển mạnh mẽ. 

- Cảm ơn ông.

Xem thêm: Chuyên gia: 'Thị trường bất trắc là thách thức lớn nhất với các startup'

Tin mới lên