Học thuật

Quan điểm không can thiệp là gì? Áp dụng quan điểm không can thiệp

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu quan điểm không can thiệp (laissez faire) là gì? Áp dụng quan điểm không can thiệp.

Quan điểm không can thiệp là gì? Áp dụng quan điểm không can thiệp

Quan điểm không can thiệp hay chủ nghĩa tự do kinh tế (laissez faire) là học thuyết về tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh trên thị trường

Quan điểm không can thiệp là gì?

Quan điểm không can thiệp hay chủ nghĩa tự do kinh tế (laissez faire)học thuyết về tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh trên thị trường có từ thời Adam Smith tới nay. Học thuyết này cho rằng doanh nghiệp tư nhân, thị trường cạnh tranh dành cho các đầu vào sản xuất và sản phẩm, cũng như nền thương mại quốc tế không bị cản trở sẽ đem lại phúc lợi tối đa cho người tiêu dùng và làm tăng mức sống.

Lý thuyết này ngược lại với lý thuyết kinh tế của xã hội chủ nghĩa. Người đầu tiên dùng chữ "laissez-faire" là nhà chính khách Pháp René de Voyer (Hầu tước d'Argenson). Ông là một người chủ trương tự do kinh tế, và đã nói rằng: "Hãy để tự do, đó phải là khẩu hiệu của mọi chính quyền, từ khi thế giới văn minh được hình thành... Một nguyên lý đáng ghê tởm nói rằng chúng ta không thể tiến bộ trừ khi ta hạ bệ những người chung quanh! Không có gì ác hại và hiểm độc hơn nguyên lý đó, và nó đi ngược lại với quyền lợi chung. Hãy để tự do, chúa ơi! Hãy để tự do!!".

Áp dụng quan điểm không can thiệp

Sự tham gia

Trong hầu hết các phong cách lãnh đạo và quản lý, sự tham gia của người nhân viên là việc tối quan trọng. Phong cách lãnh đạo độc tài thiên về việc không hoặc ít khi để nhân viên tham gia. Còn phong cách lãnh đạo dân chủ thì cho phép người nhân viên nói lên quan điểm của họ và chia sẻ những quyết định của họ trong quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo mang phong cách “trao quyền tự quyết” được cho là đạt đến ngưỡng cao nhất của phong cách lãnh đạo dân chủ.

Lãnh đạo không chính thức

Nhìn chung, một nhà quản lý mang phong cách “trao quyền quyết định” nhận được rất nhiều sự tín nhiệm từ nhân viên. Điều này làm tăng cơ hội lãnh đạo không chính thức cho người lãnh đạo. Tuy nhiên, nhân viên cần một nhà lãnh đạo trung tâm, một người kích thích họ và giúp họ phát triển.

Nếu không có người lãnh đạo, nhân viên sẽ có xu hướng chỉ làm những việc họ mong đợi và những việc họ được thuê. Khi nhân viên được tự do quyết định những điều họ thấy phù hợp, họ có thể trở nên lười biếng, hiệu quả công việc sẽ giảm sút.

Vì thế, thời gian ban đầu khi áp dụng phong cách lãnh đạo “trao quyền quyết định”, người lãnh đạo nên đưa cho nhân viên một sự định hướng. Theo cách đó, các thành viên trong nhóm sẽ biết nên tiến triển công việc như thế nào và điều gì họ đang được cấp trên của mình mong đợi.

Sự nguy hiểm

Khi sử dụng phong cách lãnh đạo “trao quyền quyết định”, nhân viên có thể ít tập trung hơn vào việc làm việc theo kết quả. Một mối nguy hiểm khác là giảm sút sự hòa hợp, phá hoại sự hiệu quả trong nhóm.

Nhược điểm

Thiếu nhận thức về vai trò - nhân viên trong nhóm không biết họ được mong đợi gì.

Thiếu sự gắn kết - nhân viên không cảm thấy gắn bó với nhóm. Khi thiếu sự gắn kết thì những thành viên trong nhóm sẽ chỉ quan tâm đến trách nhiệm của riêng mình.

Thiếu trách nhiệm - không ai giám sát các nhân viên. Việc này sẽ dẫn đến việc nhân viên vẫn có thể tỏ ra là đang làm việc, nhưng thực sự thì họ không cảm thấy có trách nhiệm với công việc mình đang làm.

Thụ động - khi những nhân viên không cảm thấy quen với những công việc và/hoặc quy trình tổng, họ sẽ không làm đúng nỗ lực của mình.

Áp dụng

Khả năng lãnh đạo “Trao quyền quyết định” trong thực tế có nhiều lợi ích, tuy nhiên, cần phải làm cho nó trở thành một phong cách lãnh đạo thật sự đúng đắn. Việc lãnh đạo theo “Trao quyền quyết định” có thể là một lựa chọn tuyệt vời khi làm việc với một nhóm mà các thành viên có khả năng hoạt động độc lập, có trách nhiệm và không sợ việc đưa ra quyết định. Mọi người trong nhóm sẽ tự chỉ dẫn cho nhau, tự quy định nguyên tắc làm việc, và biết chính xác điều gì họ đang được mong đợi.

Hơn nữa sẽ là rất khôn ngoan nếu người lãnh đạo sử dụng phong cách này trong trường hợp nhân viên của mình chuyên nghiệp, có chuyên môn và có khả năng làm việc độc lập.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên