Học thuật

Quản lý tổng cầu là gì? Các chính sách quản lý tổng cầu

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Quản lý tổng cầu (aggregate demand management) là gì? Áp dụng các chính sách trong quản lý tổng cầu.

Quản lý tổng cầu là gì? Các chính sách quản lý tổng cầu

Quản lý tổng cầu là sự kiểm soát tổng mức cầu nền kinh tế bằng cách sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ hoặc các chính sách khác để giảm bớt hay loại trừ những biến động trong quy mô hoạt động kinh tế.

Quản lý tổng cầu là gì?

Quản lý tổng cầu hay quản lý cầu (aggreagate demand management or demand management) là sự kiểm soát tổng mức cầu nền kinh tế bằng cách sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ hoặc các chính sách khác để giảm bớt hay loại trừ những biến động trong quy mô hoạt động kinh tế. Mục tiêu chung của chính sách quản lý cầu là làm cho tổng cầu không bị thiếu hụt so với tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng, qua đó tránh tình trạng tổn thất sản lượng và không quá cao, dẫn tới lạm phát.

Áp dụng các chính sách trong quản lý tổng cầu

Mục tiêu chung của chính sách quản lý tổng cầu là cần phối hợp các chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) làm cho tổng cầu không bị thiếu hụt so với sản lượng tiềm năng, qua đó tránh tình trạng tổn thất sản lượng, đồng thời không tạo ra sản lượng quá cao dẫn đến lạm phát. Quá trình thực hiện chính sách cho thấy có thể chính sách được thực hiện một cách tùy nghi hay thực hiện theo các quy tắc xác định trước. Chính sách được thực hiện một cách tùy nghi cho phép các nhà hoạch định chính sách phản ứng nhanh chóng với những tình huống mang tích chất cú sốc xảy ra trong nền kinh tê. Tuy nhiên, chính sách tùy nghi dễ dẫn tới hiện tượng không nhất quán theo thời gian. Vấn đề khó là làm thế nào tính toán được chính xác khi xây dựng các quy tắc ra chính sách.

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là chính sách thông qua thuế và chi tiêu công để tác động tới nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, Chính phủ có thể thực hiện CSTK nởi lỏng thông qua giảm thuế, tăng chi tiêu để ngăn chặn suy thoái. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, có thể thực hiện CSTK thắt chặt bằng cách tăng thuế và giảm chi tiêu để ngăn cho nền kinh tể khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ.

Chính sách tiền tệ (money policy) là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tể để đạt được những mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, hướng tới toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Khi cần kích thích kinh tế tăng trường, ngân hàng Trung ương thực hiện CSTT nới lỏng thông qua việc tăng lượng cung tiền. Ngược lại, khi cần hạ nhiệt nền kinh tế, chống lạm phát, ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiên tệ thông qua giảm lượng cung tiền.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên