Học thuật

Quy tắc ra quyết định là gì? Các quy tắc ra quyết định phổ biến

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Quy tắc ra quyết định (decision rule) là gì? Các quy tắc ra quyết định phổ biến.

Quy tắc ra quyết định là gì? Các quy tắc ra quyết định phổ biến

Quy tắc ra quyết định (decision rule) là tiêu chuẩn được sử dụng để tiến hành lựa chọn.

Quy tắc ra quyết định là gì?

Quy tắc ra quyết định (decision rule) là tiêu chuẩn được sử dụng để tiến hành lựa chọn, ví dụ có thực hiện một dự án không, quy định mức giá nào cho sản phẩm bán ra. Các quy tắc ra quyết định thường là kết quả của phân tích kinh tế. Ví dụ, lý thuyết kinh tế dẫn tới các quy tắc ra quyết định là: doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận ( hoặc tối thiểu hóa tổn thất) phải sản xuất ở mức có chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Các nhà kinh tế cũng tìm cách xác định các quy tắc ra quyết định phục vụ cho việc đánh giá các dự án hoặc định giá sản phẩm của các xí nghiệp công cộng. Tính chính xác của các quy tắc này phụ thuộc vào mục tiêu cần theo đuổi và những giới hạn của sự lựa chọn.

Các quy tắc ra quyết định phổ biến

1. Quy tắc quyết định liên kết

Quy tắc quyết định liên kết thiết lập những tiêu chuẩn của mức độ thỏa mãn tối thiểu và lựa chọn tất cả những nhãn hiệu vượt trội hơn những tiêu chuẩn tối thiểu này. Quy tắc này được sử dụng khi khách hàng ít quan tâm đến việc mua sắm. Trong những trường hợp như thế, khách hàng sẽ lựa chọn nhãn hiệu đầu tiên đáp ứng được tất cả những yêu cầu tối thiểu.

2. Quy tắc quyết định tách rời

Sử dụng quy tắc này, khách hàng sẽ chọn những nhãn hiệu có bất kỳ một thuộc tính nào mà họ cho là quan trọng. Với quy tắc quyết định tách rời, bạn có thể mua nhãn hiệu đầu tiên mà bạn tìm thấy có thể chấp nhận được, hoặc sử dụng 1 quy tắc quyết định khác để chọn lựa 1 trong số vài nhãn hiệu.

3. Quy tắc quyết định loại trừ

Trong trường hợp này, khách hàng sẽ mua nhãn hiệu có một thuộc tính quan trọng mà những nhãn hiệu khác không có.

4. Quy tắc quyết định theo sự lựa chọn ưu tiên

Khách hàng sẽ chọn nhãn hiệu nào mà theo họ có đặc tính quan trọng nhất, ví dụ như kem có tác dụng chống nhăn cho da mặt. Nếu có 1 nhãn hiệu tương đương thì họ sẽ giải quyết bằng cách chọn nhãn hiệu mà nó thể hiện tốt nhất về tiêu chuẩn quan trọng thứ 2 như giá cả chẳng hạn. Khi khách hàng sử dụng nguyên tắc này thì nhà tiếp thị phải cố gắng vượt qua tất cả đối thủ cạnh tranh khác về những tiêu chuẩn quan trọng nhất. 

5. Quy tắc quyết định đền bù

Quy tắc quyết định đền bù quy định rằng nhãn hiệu được chọn khi có tổng số những xét đoán của khách hàng cao nhất. 

 6. Những sự lựa chọn theo cảm tính

Việc đánh giá và lựa chọn 1 nhãn hiệu sản phẩm hay dịch vụ hoàn toàn dựa vào cảm xúc có thể được gọi là sự lựa chọn theo cảm tính.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên