Học thuật

Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Quyền sở hữu công nghiệp (industrial property rights) là gì? Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp (industrial property rights) là quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp đối với sang chế về kỹ thuật sản xuất hay sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền.

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp (industrial property rights) là quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp đối với sáng chế về kỹ thuật sản xuất hay sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền. Nó cho phép doanh nghiệp được hưởng quyền hợp pháp về những thứ này, chống lại các hành vi trộm cắp và sao chép bất hợp pháp.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ý nghĩa, vai trò của sở hữu công nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp

Theo Luật định, với các doanh nghiệp việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp là không bắt buộc. Việc có đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì lợi ích của mình doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình có. Khi tạo ra một sáng chế/giải pháp hữu ích, một kiểu dáng công nghiệp hay sử dụng một nhãn hiệu doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng đó và khi được cấp văn bằng bảo hộ, đối tượng đó trở thành tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu có người khác cũng tạo ra hay sử dụng đối tượng tương tự, thì người đó có thể đăng ký để trở thành chủ sở hữu, quyền của doanh nghiệp bị thu hẹp hoặc bị phủ định hoàn toàn bởi người được cấp văn bằng bảo hộ.

Một hệ thống sở hữu công nghiệp đầy đủ, có hiệu quả sẽ tạo ra những lợi ích tiềm tàng đối với việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, để đáp ứng cho một nhu cầu nhất định của xã hội, rất nhiều doanh nghiệp đều cố gắng đáp ứng bằng các sản phẩm của mình, trong cuộc chiến đó người chiến thắng sẽ là người đưa ra được hàng hóa phù hợp nhất (có chất lượng tốt nhất, kiểu dáng đẹp, hấp dẫn và gía rẻ nhất).

Việc tạo ra các giải pháp công nghệ mới đạt trình độ sáng chế và tạo ra các kiểu dáng công nghiệp có khả năng được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp có được những hàng hóa như vậy. Vị thế của hàng hóa sẽ được khẳng định và được thị trường nhận biết, phân biệt thông qua nhãn hiệu của hàng hóa đó. Vì vậy, cho dù doanh nghiệp không đăng ký (hoặc không quan tâm đến việc đăng ký) quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ tôn trọng, không xâm phạm tới các quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể khác đã được pháp luật bảo hộ. Điều đó có nghĩa là tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp hay nói cách khác mọi hoạt động của doanh nghiệp ở bất cứ thị trường nào cũng phải đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác. Doanh nghiệp cần biết rằng mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp dù vô tình hay cố ý đều có thể bị phát hiện và bị xử lý theo pháp luật.

Tin mới lên