Thị trường

Rào cản nào khiến doanh nghiệp tại Việt Nam khó tiếp cận thương mại điện tử xuyên biên giới?

(VNF) - Bà Lại Việt Anh, Cục Phó Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương (IDEA) cho rằng có 3 rào cản khiến doanh nghiệp tại Việt Nam khó tiếp cận thương mại điện tử xuyên biên giới là: quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, thiếu kiến thức- kỹ năng và định vị sản phẩm chưa rõ ràng.

Rào cản nào khiến doanh nghiệp tại Việt Nam khó tiếp cận thương mại điện tử xuyên biên giới?

Rào cản nào khiến doanh nghiệp tại Việt Nam khó tiếp cận thương mại điện tử xuyên biên giới?

Trong hai ngày 8-9/12, Amazon Global Selling đã tổ chức hội thảo thương mại điện tử trực tuyến tại Việt Nam với chủ đề “Chắp cánh hàng Việt – Vươn mình thế giới”.

Chia sẻ tại hội thảo, giám đốc quốc gia Amazon Global Selling Việt Nam, ông Gijae Seong cho biết cộng đồng nhà bán hàng Amazon tại Việt Nam hiện đang có hơn 100.000 thành viên.

Theo ông Gijae Seong, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, các nhà bán hàng đã vượt qua khó khăn và đón đầu xu thế về nhu cầu những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như dụng cụ nhà bếp, đồ thể thao và trang trí nhà cửa. Đặc biệt, nền tảng này cũng đã kết hợp với một số nhà bán hàng xuất khẩu khẩu trang y tế bán trên Amazon Mỹ.

“Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế năng động nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời sở hữu nền tảng sản xuất vững mạnh. Các sản phẩm 'Made in Vietnam' như đồ gia dụng, phụ kiện thời trang, dụng cụ nhà bếp và tiện ích gia đình... trên Amazon luôn được ưa chuộng bởi khách hàng trên toàn cầu".

"Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới trong năm nay đã đưa đến cơ hội vàng cho người bán hàng chuyển đổi sang hình thức trực tuyến và phát triển kinh doanh toàn cầu”, ông Gijae Seong, giám đốc quốc gia của Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ.

Cũng tại hội thảo, Amazon Global Selling đã ra mắt Trung tâm thông tin bán hàng Amazon bằng ngôn ngữ tiếng Việt cũng như chính thức thành lập đội ngũ chuyên trách tại Hà Nội, nhằm mục đích tăng cường hỗ trợ người bán hàng Việt Nam trong việc triển khai và quản lý kinh doanh trên Amazon.

Theo bà Lại Việt Anh, Cục Phó Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương (IDEA), cho biết IDEA và Amazon Global Selling có chung tầm nhìn chiến lược trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua thương mại điện tử.

“Trong năm 2021, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Amazon Global Selling trên nhiều hoạt động và chương trình huấn luyện đa dạng nhằm tối ưu hóa những lợi ích mà thương mại điện tử xuyên biên giới mang tới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”, bà nói.

Tuy nhiên, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng vẫn còn 3 rào cản khiến một số doanh nghiệp khó nắm bắt được cơ hội.

Thứ nhất là về kiến thức và kỹ năng. Ngoài những kiến thức trong lĩnh vực xuất khẩu, quy trình xuất nhập khẩu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu biết những công cụ đặc thù của thương mại điện tử.

Thứ hai bà là doanh nghiệp Việt Nam chỉ dừng ở mức quy mô vừa và nhỏ, cộng thêm vào đó là những rào cản về văn hoá và ngôn ngữ.

Cuối cùng đó là định vị sản phẩm và thương hiệu. Xuất khẩu qua thương mại điện tử là hướng đến người dùng cuối, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt thị hiếu người dùng nước ngoài chứ không chỉ trong nước.

Xem thêm: Doanh thu các nhà bán hàng trên Amazon tăng hơn 60% sau hàng loạt đợt mua sắm

Tin mới lên