Học thuật

Ricardo, David (1772-1823) là ai? Lý luận về thuế khoá

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Ricardo, David (1772-1823) là ai? Lý luận về thuế khoá.

Ricardo, David (1772-1823) là ai? Lý luận về thuế khoá

Ricardo, David (1772-1823) là nhà môi giới chứng khoán người Anh, người đã tích lũy được nhiều tài sản trước khi nghỉ hưu sớm để nghiên cứu kinh tế học.

Ricardo, David (1772-1823) là ai?

Ricardo, David (1772-1823) là nhà môi giới chứng khoán người Anh, người đã tích lũy được nhiều tài sản trước khi nghỉ hưu sớm để nghiên cứu kinh tế học. Trong tác phẩm Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa (1817), Ricardo đã cho rằng giá trị trao đổi của các sản phẩm bị quy định bởi lượng lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó. Ông phát triển lý thuyết về phân phối để lý giải cách thức phân phối giá trị giữa các giai cấp chủ yếu trong xã hội.

Ricardo cho rằng nền kinh tế thịnh vượng đến đâu đi chăng nữa, tiền lương cũng không thể tăng lên cao hơn mức đủ để đảm bảo cho người lao động tồn tại. Khi công nhân có nhiều tiền hơn, họ có nhiều con hơn, và khi những đứa trẻ này lớn lên, lực lượng lao động bổ sung này làm cho tiền lương giảm xuống vì không thể có sự gia tăng nhanh chóng tương ứng trong sản lượng. Kết quả đó dẫn tới qui luật sắt về tiền lương.

Ricardo lý luận rằng các nhà sản xuất phi nông nghiệp cũng không được hưởng lợi nhiều từ tiến bộ về kinh tế, vì sự cạnh tranh giữ cho giá sản phẩm của họ chỉ ở mức có lợi nhuận dài hạn bình thường và việc thanh toán tiền lương làm giảm bớt lợi nhuận của họ. Ông coi giai cấp địa chủ là người duy nhất thực sự được hưởng lợi từ tiến bộ kinh tế, vì với lượng đất canh tác có hạn và dân số phải nuôi ngày càng tăng, thu nhập từ địa tô và giá trị của đất đai ngày càng tăng. Sự gia tăng địa tô làm tăng chi phí sản xuất lương thực và công nhân phải được trả tiền lương cao hơn để trang trải chi phí thực phẩm. Xu thế này sẽ làm xói mòn lợi nhuận của nhà tư bản.

Ricardo là người đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh. Theo lý thuyết này, chừng nào còn có những khác biệt trong cơ cấu chi phí, thì thương mại quốc tế còn mang lợi ích cho các bên tham gia.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Lý luận về thuế khoá

Ricardo phát triển lý luận về thuế khoá của Adam Smith và trình bày nhiều đặc điểm xuất sắc về thuế khoá. Ông cho rằng "thuế cấu thành cái phần của chính phủ trong sản phẩm xã hội" "tất cả các thứ thuế đều lấy trong thu nhập ròng để trả". Nếu thuế đánh vào tư bản, nó sẽ giảm bớt hoạt động của sản xuất. Đánh thuế vào thu nhập, thì nó sẽ làm yếu về tích luỹ hoặc thu hẹp sự tiêu dùng không sản xuất.

Ricardo nghiên cứu hai loại thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu đánh vào thu nhập, bao gồm: lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tiền công và tài sản kế thừa, theo ông, không một giai cấp nào trong xã hội thoát khỏi thứ thuế này và mỗi người đóng góp theo những phương tiện của mình.

Tin mới lên