Học thuật

Robinson, Joan (1903-1983) là ai?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Robinson, Joan (1903-1983) là ai?

Robinson, Joan (1903-1983) là ai?

Robinson, Joan (1903-1983) là nhà kinh tế người Anh thuộc trường Đại học Cambridge, người đã có công phát triển lý thuyết về cạnh tranh độc quyền trong cuốn Kinh tế học về sự cạnh tranh không hoàn hảo của bà (1933).

Robinson, Joan (1903-1983) là nhà kinh tế người Anh thuộc trường Đại học Cambridge, người đã có công phát triển lý thuyết về cạnh tranh độc quyền trong cuốn Kinh tế học về sự cạnh tranh không hoàn hảo của bà (1933).

Trước khi tác phẩm của Robinson ra đời, các nhà kinh tế học đã phân loại thị trường thành hai nhóm là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong đó sản phẩm của doanh nghiệp thay thế hoàn hảo cho nhau; và thị trường độc quyền, trong đó sản phẩm của một doanh nghiệp không có mặt hàng thay thế.

Robinson, một trong những người lãnh đạo của trường phái kinh tế sau Keynes tại trường Đại học Tổng hợp Cambridge, đã lập luận rằng trên các thị trường trong thực tế, hàng hóa thường thay thế một phần cho các loại hàng hóa khác, và lý thuyết của bà về cạnh tranh và độc quyền đã phân tích giá cả và sản lượng trên những thị trường như vậy. Bà kết luận rằng các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền hạn chế sản lượng nhằm giữ cho giá cả không giảm bằng cách cho nhà máy của họ sản xuất dưới mức tối ưu.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Cạnh tranh không hoàn hảo, trong kinh tế học, là một dạng cạnh tranh trong các thị trường khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn.

Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm:

- Độc quyền:chỉ có một người bán một mặt hàng.

- Độc quyền nhóm bán: Thị trường mà ở đó chỉ có một số lượng nhỏ người bán.

- Cạnh tranh độc quyền: có nhiều người bán nhưng mỗi người đều tìm cách làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt.

- Độc quyền mua: Thị trường chỉ có một người mua một mặt hàng.

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa được trao đổi.

Tin mới lên