Bất động sản

Sân bay mới - ‘Bệ phóng’ cho du lịch Sa Pa

(VNF) - Tương lai mới đang mở ra cho ngành du lịch Sa Pa (Lào Cai) khi nơi này sắp có một sân bay mới giúp việc kết nối giữa Sa Pa với cả nước dễ dàng hơn bao giờ hết. Với tiền đề quan trọng này, ngành du lịch, dịch vụ tại Sa Pa sẽ có thêm cơ hội phát triển bứt phá.

Gỡ nút thắt giao thông

Có thể nói, những vùng đất hoang sơ nhưng giàu tiềm năng du lịch tại Việt Nam đã thực sự lột xác thời gian gần đây khi các hãng hàng không tăng cường khai thác đường bay thẳng.

Thành phố biển Quy Nhơn hay vùng đất “hoa vàng cỏ xanh” Tuy Hòa – Phú Yên trước đây còn khá xa lạ với du khách miền Bắc thì nay đã trở thành những điểm đến hấp dẫn. Nhờ đường bay thẳng, du khách từ các thành phố lớn có thể đến những điểm du lịch này để trải nghiệm mà không tốn quá nhiều thời gian di chuyển.

Sân bay như “át chủ bài” giúp các địa phương phát triển du lịch – dịch vụ (Ảnh sân bay Vân Đồn).

Câu chuyện kỳ tích sân bay Vân Đồn được xây dựng mới trong thời gian chỉ 2 năm cho thấy một thực tế: Nơi nào có sân bay, nơi đó sẽ phát triển du lịch mạnh mẽ. Gần 1 năm sau khi khánh thành đưa vào sử dụng, sân bay quốc tế Vân Đồn đã đón gần 235.000 lượt khách, trong đó có gần 10.000 lượt khách quốc tế.

Những đường bay mới mở tới đây sẽ giúp Quảng Ninh hiện thực hóa mục tiêu đón 15 - 16 triệu lượt khách, trong đó có 7 triệu khách quốc tế vào năm 2020 và đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 15 triệu khách quốc tế vào năm 2030.

Những sân bay như “át chủ bài” giúp các địa phương phát triển du lịch – dịch vụ, từ đó thu hút các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, bất động sản, thay đổi diện mạo. Vậy nên thông tin Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn đến năm 2030 đã khiến nhiều người dân Lào Cai và du khách vô cùng phấn khởi.

Dự kiến khi có sân bay này, du khách từ Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ… sẽ không mất thời gian trung chuyển qua Hà Nội nữa. Viễn cảnh người dân Thủ đô bay đến Sa Pa “đổi gió” cuối tuần, cũng như người dân Sài Gòn cuối tuần bay đến Đà Lạt – một thành phố sương mù tương tự như Sa Pa, để nghỉ mát có lẽ sẽ không còn xa nữa.

Chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, cùng quyết tâm rất lớn của chính quyền tỉnh Lào Cai, sân bay Sa Pa sẽ sớm biến giấc mơ đưa du lịch Sa Pa vươn tầm quốc tế trở thành hiện thực. Đúng như ông Vũ Hùng Dũng – nguyên Chủ tịch UBND huyện Sa Pa từng nhận định: "Chưa bao giờ du lịch Sa Pa có cơ hội phát triển tốt và đồng bộ như hiện nay. Bên cạnh cơ chế chính sách của Trung ương, tỉnh, Sa Pa đã có những chủ trương cũng như hướng đi phù hợp để thúc đẩy du lịch phát triển tương xứng với vị thế của một Khu du lịch Quốc gia".

Sapa - Nàng thơ của đất trời Tây Bắc đang là địa danh hút khách du lịch vào hạng bậc nhất cả nước.

Thị trấn bé nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đã đón tới 2,26 triệu lượt khách trong và ngoài nước. Cơ hội tăng trưởng càng mở ra cho Sa Pa khi từ 1/1/2020 tới đây, thị xã Sa Pa sẽ chính thức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Sa Pa cũ. Đây là thời cơ cho Sa Pa vươn tầm phát triển thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực, đủ sức đáp ứng nhu cầu của hàng triệu lượt du khách mỗi năm.

Nhiều ngành hưởng lợi khi du lịch “cất cánh”

Cú hích hạ tầng sân bay sẽ đưa ngành du lịch Sa Pa phát triển nhanh hơn nữa, hướng tới mục tiêu đạt 8 triệu lượt khách vào năm 2030. Để níu chân du khách, đa dạng hóa trải nghiệm cho du khách, Sa Pa đang phát triển ngày càng nhiều những dịch vụ du lịch cao cấp, từ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí đến những khu vực ẩm thực, mua sắm…

Hãy nhìn vào Sun Plaza đang thành điểm check in hot nhất khu vực thị trấn. Trung tâm thương mại, đồng thời là điểm kết nối thị trấn với ga đi cáp treo Fansipan tấp nập khách mỗi ngày, thậm chí quá tải trong kì nghĩ lễ hoặc dịp cuối tuần. Do thiếu các dịch vụ du lịch đẳng cấp, các điểm mua sắm quy mô và tập trung nên dễ hiểu vì sao mỗi khi có một dự án xứng tầm được xây dựng thì ngay lập tức thu hút khách đến khám phá. 

Khách sạn biểu tượng của thế giới Hotel De La Coupole – MGallery.

Nhưng để cán mốc phục vụ cho gần chục triệu lượt khách trong tương lai gần, Sa Pa còn nhiều việc phải làm ngay. Đó là phát triển các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại được quy hoạch bài bản.

Trong bối cảnh các khu đất vàng như Cầu Mây, Fansipan, Thác Bạc… đắt xắt ra miếng cũng không có mà mua, thì các đầu tư nhìn xa trông rộng đã lẳng lặng tìm kiếm “thu gom” bất kỳ mảnh đất nào “vừa tay” để đón cơ hội đầu tư dịch vụ thương mại.

Và trước khi giá BĐS ở vị trí trung tâm Sa Pa tăng lên quá cao, quỹ đất đẹp cũng không còn, nhiều nhà đầu tư đã âm thầm “đặt chỗ” những khu đất có triển vọng kinh doanh dịch vụ du lịch và tiềm năng tăng giá cao. Nhất là khi Sa Pa “lên đời” thị xã thì những vị trí vàng trung tâm chắc chắn sẽ tăng giá cực mạnh.

Theo quy hoạch được duyệt, sân bay Sa Pa là cảng hàng không nội địa, đặt tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cảng hàng không Sa Pa được quy hoạch có công suất phục vụ 3 triệu khách mỗi năm, với 9 chỗ đỗ máy bay, có thể đón các loại máy bay Airbus A320, Boeing 737 và tương đương.
Tin mới lên