Học thuật

Simon, Herbert (1916-2001) là ai? Tìm hiểu về trí thông minh nhân tạo

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Simon, Herbert (1916-2001) là ai? Tìm hiểu về trí thông minh nhân tạo.

Simon, Herbert (1916-2001) là ai? Tìm hiểu về trí thông minh nhân tạo

Simon, Herbert (1916-2001) là người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1978 vì những cống hiến có liên quan đến quá trình ra quyết định trong các tổ chức kinh tế.

Simon, Herbert (1916-2001) là ai?

Simon, Herbert (1916-2011) là người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1978 vì những cống hiến có liên quan đến quá trình ra quyết định trong các tổ chức kinh tế. Phân tích của ông về quá trình ra quyết định trong một doanh nghiệp được gọi là tính hợp lý có giới hạn. Simon cũng nghiên cứu cái gọi là trí thông minh nhân tạo và khoa máy tính. Ông sử dụng các mô hình mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu tâm lý doanh nghiệp và những đại lượng tổng hợp từ các hệ thống vi mô.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tìm hiểu về trí thông minh nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.

Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.

Các ví dụ ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch (scheduling), khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt. Bởi vậy, trí thông minh nhân tạo đã trở thành một môn học, với mục đích chính là cung cấp lời giải cho các vấn đề của cuộc sống thực tế.

Ngày nay, các hệ thống nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.

Tin mới lên