Công nghệ

Sinh lời từ 'mỏ vàng' NFT với công thức TRUPPA

(VNF) - Vượt qua cả “Covid-19”, mới đây từ điển Collins chính thức tuyên bố “NFT” là "Từ của năm 2021". Điều này đã khẳng định sức hút của thị trường giàu tiềm năng này và được dự đoán sẽ còn tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2022.

Sinh lời từ 'mỏ vàng' NFT với công thức TRUPPA

“NFT” - Từ của năm 2021

KHẢ NĂNG SINH LỜI TỪ “MỎ VÀNG” NFT

Theo trang Coindesk, tổng số tiền chi tiêu để mua NFT trong năm 2021 đã vượt qua con số 12,6 tỷ USD và trở thành "mảnh đất mới" vô cùng màu mỡ cho các nhà đầu tư sinh lời. 

Tác phẩm NFT độc đáo mang đậm dấu ấn của Beeple

Tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Beeple là “Everyday: The first 5.000 Days” được bán thành công với mức giá 69 triệu USD.

Vẻ đẹp nóng bỏng của Irene Zhao trong sản phẩm NFT của mình

Hay gần đây nhất, người mẫu Irene Zhao cũng đã tung ra một bộ ảnh chụp bản thân dưới dạng NFT giúp Zhao thu về số tiền lên tới 7,5 triệu USD từ việc bán bộ ảnh NFT của mình.

TRUPPA - CÔNG THỨC ĐỊNH GIÁ CHO NHÀ ĐẦU TƯ NFT

Công thức vàng TRUPPA giúp người dùng định giá chuẩn NFT

Với mong muốn giúp cộng đồng NFT ngày một phát triển, anh Bách Phạm - CEO của bePay đã nghiên cứu và xây dựng ra công thức TRUPPA giúp người dùng định giá chính xác một sản phẩm NFT. Công thức TRUPPA được tạo nên bởi 6 chữ cái dễ nhớ:

T – TANGIBILITY: Tính hữu hình

Một NFT gắn kết với một tương lai hay một câu chuyện nào đó xảy ra trong đời thực thì sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều. Ví dụ, tác phẩm “Everyday: The first 5.000 Days” của Beeple nói về quãng thời gian mà họa sĩ nổi tiếng này bắt đầu sáng tác. 5000 ngày này thể hiện khoảng thời gian độc nhất vô nhị và cực kỳ ý nghĩa đối với Beeple cũng như fans hâm mộ của ông.

R – RARITY: Độ khan hiếm

Một bức tranh cho dù quý giá đến mấy nhưng nếu nó có rất nhiều bản và ai cũng có thể làm ra nó thì bức tranh đó bị mất giá trị. Tương tự như vậy, một tấm hình NFT cho dù đẹp đến mấy, nhưng nếu nó không có giới hạn thì mọi người cũng không cho coi nó là quý hiếm và có khát khao sở hữu nó nữa.

U – UTILITY: Tính tiện ích

Tiện ích của NFT đến từ ứng dụng thực tế của nó, bao gồm cả thế giới thực hoặc kỹ thuật số. Ví dụ như khi mua sản phẩm từ Azuki, người dùng sẽ được tham gia vào cộng đồng của Azuki team. Trong Azuki team có rất nhiều những sản phẩm, và được hưởng những đặc quyền như mua vé miễn phí, tham gia sự kiện online,...

P – POPULARITY: Mức độ nổi tiếng

Mức độ nổi tiếng tác động lớn tới cách mà người dùng định giá một dự án NFT. NFT của một nghệ sĩ nổi tiếng được nhiều người biết đến chắc chắn sẽ thu hút và phủ sóng rộng hơn những sản phẩm NFT khác. Hiện nay đã có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Lionel Messi, Lindsay Lohan,… tham gia vào thị trường NFT.

P – PROFITABILITY: Khả năng sinh lời ra dòng tiền

Việc sinh lời từ NFTs chính là người mua sẽ lại tiếp tục bán cho người khác có nhu cầu khi giá NFT tăng lên. Ví dụ như người sở hữu có thể bán tiếp Token cho một người khác để làm tăng tính thanh khoản cho NFT. Khả năng sinh lời rất quan trọng và độ sinh lời phụ thuộc vào độ nổi tiếng và quý hiếm.

A – ABILITY OF DEVELOPMENT: Tiềm năng phát triển

Ví dụ trong Decentraland, bạn sẽ xây dựng thế giới ảo bằng cách sử dụng token để mua một mảnh đất ảo và được thỏa sức sáng tạo, xây dựng tất cả những gì bạn muốn như là trung tâm thương mại, cassino,... Thông qua nền tảng này, người dùng hoàn toàn nắm mọi quyền kiểm soát tài sản “ảo” mà họ sở hữu và kiếm lời “thật”  qua các giao dịch trên hệ thống.

Nhìn chung, cơn sốt NFT được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong tương lai. Khi mà xu hướng công nghệ số đang ngày càng nở rộ thì việc đầu tư vào các sản phẩm số là điều cực kỳ sáng giá với khả năng sinh lời hấp dẫn dành cho những ai biết nắm bắt và định giá chính xác giá trị của “mỏ vàng” này.

Từ khoá: NFT, công thức TRUPPA,
Tin mới lên