Ngân hàng

So lợi nhuận các ngân hàng lãi lớn

Mở đầu năm 2023 với nhiều tin tức tốt lành cho ngành ngân hàng . Các “ông lớn” BIG4 đều công bố lợi nhuận khủng trong năm 2022.

So lợi nhuận các ngân hàng lãi lớn

So lợi nhuận các ngân hàng lãi lớn

Vietcombank (Mã chứng khoán: VCB) tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế của “anh cả làng bank” đạt khoảng 36.774 tỉ đồng, tăng 39% so với năm 2021. 

Năm 2022, Vietcombank có quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng đứng đầu ngành ở mức 19% (xấp xỉ 183.000 tỉ đồng). Tỉ lệ nợ xấu ở mức 0,67%. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 465%. Thu nhập ngoài lãi tăng ~9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng ~39% so với năm 2021 và đạt 119% kế hoạch năm 2022.

NIM đạt 3,51%, tăng 0,24 điểm % so với 2021. Chỉ số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1,84% và 24,25%.

Huy động vốn thị trường I của ngân hàng đạt xấp xỉ 1,26 triệu tỉ đồng, tăng 9,1% so với năm 2021. Tỉ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) bình quân đạt 34%, tăng 1,8 điểm % so với 2021 (tương đương khoảng 428.000 tỉ đồng).

BIDV (Mã chứng khoán: BID) công bố lợi nhuận trước thuế đạt 22.560 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23.190 tỉ đồng. Tổng tài sản BIDV đạt hơn 2,08 triệu tỉ đồng, tăng trưởng gần 21% so với năm 2021. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,95 triệu tỉ đồng, tăng 21,1% so với đầu năm; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,62 triệu tỉ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm và chiếm gần 13,6% thị phần tiền gửi toàn ngành ngân hàng.

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 của VietinBank (Mã chứng khoán: CTG) ước đạt 20,5 nghìn tỉ đồng, đạt mục tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Đại diện lãnh đạo VietinBank cho biết, tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (~1,2%), tỉ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 190% (tăng 10% so với năm 2021). Thu hồi nợ xử lý rủi ro với kết quả thu hồi nợ gốc lãi xử lý rủi ro tăng hơn 60% so với số thu năm 2021.

Chiến lược của VietinBank là thực hiện tăng trưởng tín dụng chọn lọc gắn liền với tăng trưởng theo ngành nghề, địa bàn có tiềm năng; chuyển dịch cơ cấu tín dụng tích cực, hiệu quả, đẩy mạnh phát triển phân khúc bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn và CASA tăng trưởng tích cực so với thị trường.

TPBank (Mã chứng khoán: TPB) là ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận với 7.828 tỉ đồng trước thuế, tăng 30% so với năm trước. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt trên 15.600 tỉ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỉ đồng, tăng gần 75%.

VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ đạt 10-11% trong năm 2023-2024 (so với mức 32% năm 2022).

Cùng với tình trạng căng thẳng thanh khoản, ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt với chi phí vốn tăng trong năm tới. Lãi suất liên ngân hàng đã tăng mạnh trong những tháng cuối năm do NHNN hút tiền đồng từ hệ thống để cân đối tỉ giá; doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn; và sự kiện xoay quanh SCB.

Năm 2023, khi chi phí vốn của ngành ngân hàng sẽ tăng mạnh khiến cho biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng cũng sẽ thu hẹp.

Chuyên gia VNDirect cho rằng, những ngân hàng có tỉ trọng cho vay bán lẻ và tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao sẽ có khả năng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp. Hiện Techcombank, MBB và Vietcombank là những ngân hàng có tỉ lệ CASA tốt nhất hệ thống.

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2023

Chuyên gia của SSI dự báo tăng trưởng lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Nhà nước đạt 18,4% so với cùng kỳ có thể sẽ cao hơn mức tăng trưởng của các ngân hàng thương mại tư nhân là 10,8% so với cùng kỳ do triển vọng NIM tốt hơn, cũng như tỉ trọng dư nợ cho vay đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở mức thấp.

Xem thêm: Ngân hàng ngầm 'thoả thuận riêng', người sẵn tiền được quyền ra giá

Tin mới lên