Học thuật

Số nhân ngoại thương là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu số nhân ngoại thương (foreign trade multiplier) là gì?

Số nhân ngoại thương là gì?

Số nhân ngoại thương (foreign trade multiplier) là tỷ lệ giữa mức tăng sản lượng phát sinh từ sự gia tăng xuất khẩu và mức tăng xuất khẩu.

Số nhân ngoại thương (foreign trade multiplier) là tỷ lệ giữa mức tăng sản lượng phát sinh từ sự gia tăng xuất khẩu và mức tăng xuất khẩu. Số nhân ngoại thương là số nhân bình thường trong mô hình xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế mở

Công thức: α = 1/[1-c(1-t)+m]. Trong đó α là nhân tử, c là khuynh hướng tiêu dùng cận biên, t là thuế suất và m là khuynh hướng nhập khẩu cận biên, vì từ công thức tính sản lượng cân bằng Y* = α(C + I + G + X) chúng ta có thể suy ra ΔY = αΔX hay ΔY/ΔX = α

Số nhân ngoại thương cho chúng ta biết sản lượng và thu nhập trong nước (ΔY) tăng bao nhiêu khi xuất khẩu tăng một lượng bằng ΔX. Chẳng hạn, nếu α = 3 và xuất khẩu tăng 100 tỷ đồng, sản lượng và thu nhập trong nước sẽ tăng thêm 300 tỷ đồng. Số nhân ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng của cán cân thanh toán.

Khi xuất khẩu, cán vân thương mại được cải thiện, nhưng đồng thời cũng có cơ chế tạo ra xu hướng làm đảo ngược sự cải thiện này: khi thu nhập tăng, nhập khẩu (M) cũng tăng, vì M = mY. Ngược lại, khi nhập khẩu tăng, thu nhập sẽ giảm và điều này đến lượt nó lại làm cho nhập khẩu giảm. Như vậy, trong số nhân ngoại thương tồn tại một cơ chế tự điều chỉnh để duy trì cân bằng cán cân thanh toán từ cả hai phía 

Số nhân ngoại thương còn đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải cơ chế tác động quốc tế của sự bùng nổ kinh tế và suy thoái. Chẳng hạn, khi xuất hiện tình trạng suy thoái ở nước nhập khẩu lượng lớn hàng hóa của nước ta, xuất khẩu của chúng ta sẽ giảm đáng kể. Do xuất khẩu giảm, sản lượng và thu nhập của nước ta giảm nhiều hơn mức giảm xuất khẩu và có thể lâm vào tình trạng suy thoái. Tình hình này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nước thứ ba, nếu nước này xuất khẩu lượng lớn hàng hóa sang nước ta, vì nhập khẩu của chúng ta giảm do ảnh hưởng của sự suy giảm thu nhập.

Quá trình tác động có thể tiếp diễn cho đến khi các khoản rút ra trên quy mô thế giới đúng mức giảm sút của nhân tố tạo thu nhập ở nước đầu tiên rơi vào tình trạng suy thoái

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên