Công nghệ

Startup trị giá 175 triệu USD thành công khi đánh vào ‘điểm yếu’ của Amazon và Mircosoft

(VNF) – DigitalOcean là một startup cung cấp dịch vụ cloud server (điện toán đám mây) có trụ sở tại New York, hiện đang cạnh tranh với Amazon Web Services và Microsoft Azure bằng cách tập trung vào các nhà phát triển đơn lẻ và công ty mới thành lập.

Startup trị giá 175 triệu USD thành công khi đánh vào ‘điểm yếu’ của Amazon và Mircosoft

DigitalOcean tiếp cận đến những khách hàng nhỏ như lập trình viên hay các công ty mới thành lập, một thị trường mà Amazon và Microft đang hoàn toàn "ngó lơ".

Một cuộc chiến đang nổ ra giữa những "gã khổng lồ" công nghệ như Amazon Web Services, Microsoft Azure và Google Cloud trong việc "giành giật" những khách hàng doanh nghiệp lớn thuộc top Fortune 500.

Cuộc chiến này lại chính là cơ hội dành cho DigitalOcean – một startup cung cấp dịch vụ cloud server (điện toán đám mây) có trụ sở tại New York, được thành lập bởi những nhà sáng lập thuộc cộng đồng Craigslist và được hỗ trợ bởi Andreessen Horowitz, một công ty đầu tư mạo lớn tại Menlo Park, California. 

Khách hàng mục tiêu của DigitalOcean là những nhà lập trình cá nhân và công ty mới thành lập, được hoạt động trên nguyên tắc đơn giản, linh hoạt hơn so với những doanh nghiệp đòi hỏi công nghệ phức tạp như khách hàng của Amazon hay Micrsoft.

Năm 2017, DigitalOcean dự báo sẽ đạt doanh thu 175 triệu USD, tăng 48% so với doanh thu 77 triệu USD vào năm 2015. CEO của DigitalOcean kiêm nhà đồng sáng lập Ben Uretsky cho biết, "Chúng tôi đang tiếp cận một thị trường cloud server (điện toán đám mây) ở một góc độ hoàn toàn khác, khi không ai thực sự quan tâm đến các khách hàng nhỏ và vừa". 

Đồng thời, Uretsky cho rằng DigitalOcean không nhất thiết phải lên kế hoạch cho đợt IPO sớm để tăng thêm nguồn tài chính. Tuy nhiên, ông tin rằng startup này sẽ có một vị trí tốt nếu nó lên sàn.

CEO kiêm nhà sáng lập DigitalOcean, Ben Uretsky, tại trụ sở chính ở New York.

DigitalOcean đã đạt được nhiều thành tựu kể từ khi được thành lập vào năm 2011 đến nay. Thành lập chưa đầy hai năm, hầu hết được biết đến thông qua phương thức "truyền miệng" nhưng DigitalOcean đã trở thành công ty có cơ sở hạ tậng đám mây lớn thứ 9 thế giới, theo số liệu thống kê của Netcraft.

Năm 2016, DigitalOcean đạt doanh thu lên đến 118 triệu USD, tăng 34% so với năm 2015. Uretsky cho biết, chi phí hoạt động không thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây đã giúp cho mức lợi nhuận của công ty này "tốt hơn 20%".

Ngoài ra, theo Uretsky, DigitalOcean vẫn còn toàn bộ khoản đầu tư 83 triệu USD từ B Series B vào năm 2015 trong ngân hàng. Số tiền này đã được sử dụng làm đòn bẩy để có được một khoảng tín dụng trị giá 130 triệu USD vào đầu năm 2016. Hiện tại DigitalOcean đã có tới 400 nhân viên, tăng từ 209 nhân viên vào cuối năm 2015.

"Chúng tôi không có một khởi điểm ngọt ngào"

Cạnh tranh trong lĩnh vực điện toán đám mây là vô cùng khó. Toàn bộ mô hình kinh doanh bị phụ thuộc vào việc cung cấp quyền truy cập vào các siêu dữ liệu không giới hạn cho các doanh nghiệp hoặc được thuê với giá mỗi xu trên một giờ. Để đạt được lợi nhuận, các nhà cung cấp cần có rất nhiều máy chủ, điện lực và nhân lực để giữ cho công ty liên tục hoạt động.

Thật vậy, Uretsky cho biết, DigitalOcean mất đến hàng chục triệu USD mỗi năm để giữ cho điện toán đám mây hoạt động. Đó cũng là lý do tại sao DigitalOcean đã phải tiêu tốn đến 130 triệu USD ban đầu để thuê thêm trung tâm dữ liệu và mua nhiều máy chủ để dự trữ chúng nhằm mở rộng quy mô.

Về chiến lược sản phẩm, nhà đồng sáng lập kiêm CMO Mitch Wainer chia sẻ, DigitalOcean đang áp dụng cách tiếp cận thị trường hoàn toàn khác với Amazon và Microsoft. Hai "gã khổng lồ" công nghệ này đang chỉ tạo ra dịch vụ để chạy theo nhu cầu của các doanh nghiệp lớn. Điều này được khẳng định bởi Dave Bartoletti, chuyên gia phân tích của Forrester Research, ông cho biết DigitalOcean rất nổi tiếng trong cộng đồng các startup và giới lập trình viên nhưng hiếm khi được các doanh nghiệp lớn để mắt đến.

CMO Mitch Wainer chia sẻ, DigitalOcean đang áp dụng cách tiếp cận thị trường hoàn toàn khác với Amazon và Microsoft.

"Chúng tôi đã không có một khởi điểm ngọt ngào", Uretsky chia sẻ.

Khi mới xây dựng sản phẩm, DigitalOcean đã nghĩ đến sự đơn giản và tính linh hoạt. Không phải tất cả các nhà phát triển và startup đều cần đến toàn bộ dịch vụ cloud server (điện toán đám mây), họ chỉ muốn một dịch vụ mà có thể mã hóa được một cách đơn giản và dễ dàng. 

Uretsky cho biết, cách tiếp cận này giúp tạo ra tăng trưởng doanh thu cho DigitalOcean trong tương lai, "khi các khách hàng nhỏ phát triển thành doanh nghiệp lớn, họ chắc chắn sẽ sẵn sàng chi nhiều hơn cho DigitalOcean".

"Về lâu dài, nhiều doanh nghiệp sẽ nhận thấy rằng DigitalOcean giúp họ phát triển nhanh và dễ dàng hơn so với những nhà cung cấp dịch vụ cloud server (điện toán đám mây) phức tạp khác", Uretsky tự tin cho hay.

Tin mới lên