Diễn đàn VNF

Sự kiện lãi suất của BOC và RBNZ trong giai đoạn giá hàng hóa đang tăng

(VNF) - VietnamFinance giới thiệu góc nhìn của B&B Investment về các tác động từ việc thay đổi chính sách tiền tệ của một số ngân hàng trung ương trên thế giới. Tòa soạn rất mong nhận được các ý kiến phản biện về vấn đề này.

Sự kiện lãi suất của BOC và RBNZ trong giai đoạn giá hàng hóa đang tăng

Ảnh minh họa

Trong tuần này có các sự kiện liên quan đến việc các ngân hàng trung ương Canada và New Zealand công bố chính sách tiền tệ và lãi suất cơ bản ngắn hạn. 

Có thể nói rằng giá trị đồng tiền của các nước xuất khẩu hàng hóa đang tăng lên rất mạnh, điều đặc biệt hơn cả là giá dầu phục hồi sau những đồn đoán việc các nước xuất khẩu dầu đồng ý thực hiện chương trình cắt giảm sản lượng, duy trì lượng dầu khai thác ở mức độ ổn định để kéo giá dầu lên. Khi giá dầu phục hồi thì giá cả các mặt hàng khác cũng tăng theo, đặc biệt là nhu cầu sử dụng thực phẩm, sữa tăng đáng kể. 

Trong bức hình trên các bạn cần phải chú ý thời điểm công bố lãi suất. Nhưng trong phân tích liên thị trường thì không phải là dự đoán mà là chúng ta đang kỳ vọng xem thử trước khi lãi suất được công bố vài ngày thì đồng CAD và NZD sẽ phản ứng thế nào. Thực sự mà nói thì không có ai nghĩ là BOC và RBNZ lại đi cắt giảm lãi suất lúc này khi mà giá dầu đang phục hồi ấn tượng, kéo theo đó là giá cả các mặt hàng khác cũng tăng lên, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao sẽ dẫn đến lạm phát tiêu dùng tăng lên. Mục đích của các chính sách nới lỏng tiền tệ thời gian qua chính là để kéo lạm phát tiêu dùng lên trên mức mục tiêu 2%. Vậy nếu mọi thứ đang phản ứng tích cực thì có cần phải nới lỏng định lượng nữa hay không?

Chính cái kỳ vọng đó mà trong những ngày tới đây các đồng tiền hàng hóa nói chung và CAD, NZD nói riêng sẽ được hỗ trợ tương đối tốt. Ngay sau khi BOC công bố lãi suất cơ bản, mà theo phân tích cá nhân tôi thì sẽ không thay đổi, lãi suất vẫn được giữ ở mức tương đối thấp đó để chờ đợi những phản ứng tích cực hơn đến từ số liệu lao động và tình trạng lạm phát trong tương lai có thể tăng hay không.

Sau đó là số liệu dầu tồn kho của Mỹ được công bố, con số này trong báo cáo trước đó là tương đối lớn, đáng lẽ ra giá dầu đã giảm nhưng những vấn đề chi phối giá dầu hiện tại không nằm ở Mỹ nữa mà chính là những thỏa thuận của các quốc gia xuất khẩu dầu kia, trong khi các quốc gia khác đều đã đồng ý duy trì sản lượng khai thác ở mức ổn định và cắt giảm sản lượng thì duy chỉ còn Iran là quốc gia mới thoát khỏi lệnh cấm vận và buộc phải tích cực xuất khẩu dầu để mang USD về tiến thiết lại đất nước.

Nhưng trong những tin tức được công bố gần đây thì Iran cũng đang dần hướng đến lợi ích chung của toàn bộ những quốc gia xuất khẩu dầu, nâng giá dầu lên để tránh các tập đoàn năng lượng rơi vào suy thoái và có thể dẫn đến phá sản. 

Riêng với thông tin của New Zealand các bạn cũng cần phải chú ý và đọc kỹ bài phát biểu của chủ tịch RBNZ về chính sách tiền tệ trong tương lai. Một chính sách nới lỏng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên nếu nới lỏng quá sẽ khiên niềm tin của người dân vào chính đồng nội tệ giảm xuống, người ta sẽ tích trữ tài sản và USD thay vì giữ đồng nội tệ.

Vì thế cho nên các ngân hàng trung ương thường sẽ cân nhắc và thường có những phát biểu mang tính nới lỏng trước đó tương đối lâu rồi mới giám thực hiện, làm như vậy để tránh trường hợp người dân chịu cú sốc với chính sách mới và họ không biết nên làm gì để bảo vệ tài sản của mình, trong một mối lo ngại như thế thì người ta sẽ tìm đến các hàng hóa an toàn và đồng USD như tôi nói trên đó. Đó chính là mặt trái của việc thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ.

Về phần đồng USD trong thời gian tuần vừa qua sau khi số liệu không tốt lắm từ báo cáo việc làm được công bố, mặc dù số lượng việc làm tạo ra trong tháng tăng rất đáng kể nhưng con số bảng lương lại giảm. Số lượng việc làm tăng nhưng thu nhập không tăng thì người ta sẽ đặt ra một câu hỏi rằng liệu nền kinh tế này có thật sự mạnh hay không, thu nhập mà giảm thì người dân sẽ phải hạn chế chi tiêu, cho nên lạm phát tiêu dùng trong nước của Mỹ làm sao mà tăng được đây, khi lạm phát không tăng thì FED không thể nào mạo hiểm nâng lãi suất được nữa.

Vậy nên những sự nghi ngờ trên đã khiến cho đồng USD giảm tương đối mạnh chỉ sau hơn 30p công bố số liệu việc làm. Chính điều này đã khiến cho tâm lý bất an trong giới đầu tư khi họ sẽ nghĩ rằng FED không thể nâng lãi suất trong thời gian tới đây, với cái kỳ vọng nâng lãi suất đó không được là nguyên nhân chính khiến cho đồng USD liên tục giảm.

Hơn nữa liên minh EU đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, và các cuộc khủng hoảng nợ công chưa qua thì nay lại phải đối mặt với khủng hoảng nhập cư trái phép và vấn đề nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU. Trong những nhận định dài hạn thì USD sẽ còn tăng tiếp chứ chưa thể giảm, và nếu như cái lo ngại Anh rời khỏi EU là hiện hữu và chắc chắn xảy ra thì đồng EUR sẽ còn giảm tiếp, và đó cũng là một hỗ trợ tốt để tăng thêm tầm ảnh hưởng của đồng USD vào thời điểm này.

Về phân tích kỹ thuật các bạn hãy nhìn đám mây Ichi đang có dấu hiệu đảo chiều, hiện chart Daily cặp USDCAD đã nằm dưới đám mây, tức là xác nhận một xu hướng giảm, cũng trong giai đoạn phục hồi rất tốt của giá Oil. Cặp NZDUSD cũng xác nhận một xu hướng tăng trên chart Daily khi giá hiện tại đã nằm trên đám mây Kumo, cùng với đó là những phân tích cơ bản nêu trên củng cố thêm xu hướng tăng này.

Thị trường chứng khoán phục hồi tương đối ấn tượng, chỉ số đại diện cho nhịp tim nền kinh tế Mỹ S&P 500 tăng rất tốt trong tháng vừa qua, và trong một số trường hợp các bạn cũng có thể lấy chỉ số này làm đại diện cho thị trường chứng khoán toàn cầu.

Lợi tức trái phiếu tăng như trong bài phân tích trước, các bạn tham khảo thêm. Với đà tăng trưởng hiện tại thì có thể nói tâm lý nhà đầu tư đang được hỗ trợ rất tốt, và họ cảm thấy an toàn khi mang tiền đầu tư.

Tin mới lên