Hồ sơ VNF

Tài liệu Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2022

(VNF) - Ngày 21/2, Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2022. Tại đây, đại diện các tổ chức, các hiệp hội doanh nghiệp và nhóm công tác VBF đã đưa ra thảo luận nhiều đề xuất phục hồi và phát triển vững chắc nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Tài liệu Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2022

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2022.

Khảo sát doanh nghiệp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2021 cho thấy có tới 93,9% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19.

Hầu hết các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề và các địa phương đều phải đương đầu với các vấn đề do dịch Covid-19 gây ra, như khó tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, thiếu hụt nhân công, đứt gãy chuỗi cung ứng…

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 chỉ đạt gần 160.000 doanh nghiệp, giảm 10,7%; và có tới 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8% so với năm 2020.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có những chỉ đạo điều hành hiệu quả kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể, ngày 6/8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQCP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, và ngày 9/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Nhờ những điều chỉnh chính sách kịp thời của Chính phủ, việc triển khai của chính quyền các địa phương và đặc biệt là sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn có những điểm sáng trong bối cảnh đầy khó khăn này.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 2,58%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá ổn định…

Năm 2022 được dự đoán tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Đại dịch COVID-19 lại xuất hiện biến chủng Omicron đang bùng phát với tốc độ lây lan rất nhanh trên thế giới và đã thâm nhập vào Việt Nam. Tình hình quốc tế đang có nhiều diễn biến phức tạp, với những biến động khó lường. Do vậy, kinh tế thế giới dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng không vững chắc.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã nhanh chóng có các biện pháp chính sách để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, phục hồi và phát triển nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp trong nước ủng hộ và thống nhất cao các trọng tâm điều hành chính sách của Chính phủ trong năm 2022.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF 2022, đại diện các tổ chức, các hiệp hội doanh nghiệp và nhóm công tác VBF đã đưa ra thảo luận nhiều đề xuất phục hồi và phát triển vững chắc nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Quý độc giả click vào đây để tải tài liệu tại Diễn đàn VBF 2022.

Tin mới lên