Học thuật

Thâm hụt do giảm phát là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thâm hụt do giảm phát (deflationary gap) là gì?

Thâm hụt do giảm phát là gì?

Thâm hụt do giảm phát (deflationary gap) là tình hình trong đó tổng chi tiêu thấp hơn mức cần thiết để tạo ra sản lượng toàn dụng

Thâm hụt do giảm phát là gì?

Thâm hụt do giảm phát (deflationary gap) là tình hình trong đó tổng chi tiêu thấp hơn mức cần thiết để tạo ra sản lượng toàn dụng. Trong mô hình xác định sản lượng, mức thâm hụt do giảm phát được tính bằng cách lấy sản lượng toàn dụng trừ đi tổng cầu tại mức sản lượng này.

Nếu ký hiệu sản lượng toàn dụng là Yj, tổng cầu tại mức sản lượng này là AD và mức thâm hụt do giảm phát là Gd, chúng ta có thể viết: Gd = Yj - AD

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thâm hụt do giảm phát là khoảng chênh lệch giữa sản lượng kỳ vọng và sản lượng thực tế. Ví dụ, trong một cuộc suy thoái, thâm hụt giảm phát có thể khá đáng kể, biểu thị tỷ lệ thất nghiệp cao và các nguồn lực không được sử dụng.

Thâm hụt do giảm phát còn được gọi là khoảng cách đầu ra âm.

Nguyên nhân của thâm hụt do giảm phát

Giảm tổng cầu (AD) 

Giảm xuất khẩu (suy thoái toàn cầu)

Giảm đầu tư (do sụp đổ ngân hàng và khủng hoảng tín dụng)

Giảm chi tiêu, tiêu dùng (ví dụ: lãi suất cao hơn, tiền lương giảm).

Tăng trưởng kinh tế thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình (AD tăng chậm hơn so với năng suất sản xuất)

Tin mới lên