Học thuật

Thâm hụt do lạm phát là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Thâm hụt do lạm phát hay khoảng cách lạm phát (inflationary gap) là gì?

Thâm hụt do lạm phát là gì?

Thâm hụt do lạm phát hay khoảng cách lạm phát (inflationary gap) là mức thâm hụt sản lượng do có tình trạng dư cầu trong khi sản lượng đã đạt mức toàn dụng và không thể tăng lên để đáp ứng mức tổng cầu cao hơn.

Thâm hụt do lạm phát hay khoảng cách lạm phát (inflationary gap) là mức thâm hụt sản lượng do có tình trạng dư cầu trong khi sản lượng đã đạt mức toàn dụng và không thể tăng lên để đáp ứng mức tổng cầu cao hơn. Nếu sản lượng tiềm năng không tăng thì sản lượng thực tế (GDPR) không thay đổi trong khi sản lượng danh nghĩa (GDPN) tăng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nguyên nhân chính của loại thâm hụt này được cho là chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện bởi chính phủ. Thâm hụt do lạm phát là tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn bùng nổ của chu kỳ thương mại, các nguồn lực đang được sử dụng vượt quá khả năng của chúng, các nhà máy đang hoạt động với chi phí trung bình ngày càng cao; mức lương tăng vì lao động được sử dụng ngoài giờ bình thường với mức lương làm thêm giờ.

Một trường hợp là thâm hụt do lạm phát có thể phát sinh khi chi tiêu của người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư có xu hướng tăng, nhu cầu nước ngoài tăng hoặc khi chi tiêu chính phủ tăng lên. Theo một số nhà kinh tế, một tình huống như vậy xảy ra ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1999-2000 và 2006-2007, khi tỉ lệ thất nghiệp dưới 5%. Tiền lương tăng do sự gia tăng của tổng cầu, dẫn làm tăng chi phí kinh doanh. Điều này dẫn đến sự gia tăng giá (lạm phát). Giá cao hơn làm giảm sức mua của người tiêu dùng, khiến tổng cầu giảm và khoảng cách sản lượng hẹp lại. Khi khoảng cách cuối cùng bị loại bỏ, đạt được cân bằng , với GDP thực tế bằng GDP tiềm năng nhưng ở mức giá cao hơn.

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng đây không phải là một cơ chế tự động. Hành động của chính phủ dưới hình thức chính sách tài khóa và tiền tệ là điều cần thiết để thu hẹp thâm hụt do lạm phát. Chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để mở rộng cung tiền trong nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất, điều này sẽ làm giảm sức mua, dẫn đến nhu cầu giảm. 

 

Tin mới lên