Bất động sản

Thị trường bất động sản nhiều triển vọng tăng trưởng

(VNF) - Sau đại dịch, nhiều ông lớn bất động sản công bố kết quả kinh doanh vô cùng khả quan, thị trường BĐS đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ nhất trong giai đoạn cuối năm.

Nhiều tín hiệu lạc quan

Kết thúc quý III, các doanh nghiệp địa ốc lần lượt thông báo kết quả kinh doanh với mức tăng trưởng tốt, nhiều đơn vị ghi nhận lợi nhuận đột biến, gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước. Điều này được cho là nghịch lý trong bối cảnh dịch bệnh, không ít các công ty địa ốc quy mô nhỏ phải gồng mình cầm cự, hoặc đóng cửa hoặc loay hoay tìm bài toán sinh tồn.

Theo đó Vinhomes có mức lợi nhuận ròng trong quý cao thứ 2 trong lịch sử doanh nghiệp, với 11.195 tỷ thu về, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, doanh nghiệp này ghi nhận mức lãi kỷ lục 11.500 tỷ đồng vào quý IV/ 2020.

Tập đoàn Novaland, "ông lớn" dẫn dắt thị trường địa ốc miền Nam và miền Trung, cũng ghi nhận doanh thu hợp nhất quý III đạt gần 10.362 tỷ đồng, tăng gần 159% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt gần 9.282 tỷ đồng, tăng 230% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu từ việc bàn giao các dự án như Saigon Royal, Aqua City, NovaHills Mui Ne, Victoria Village, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet.

Novaland Gallery 18.000m2 vừa khai trương tại quận 1, TP. HCM giới thiệu các Dự án trọng điểm của Novaland và hệ sinh thái dịch vụ tiện ích của NovaGroup. Ảnh: Novaland

Cùng với kết quả kinh doanh khả quan, mới đây, HĐQT Tập đoàn này đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Theo đó, Novaland dự kiến phát hành gần 457 triệu cổ phiếu, tương đương 31% số cổ phần đang lưu hành (tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 31 cổ phiếu).

Đây cũng được xem là tín hiệu tích cực với cổ phiếu của tập đoàn khi thị giá của cổ phiếu NVL được kỳ vọng sẽ về mức hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư cũng như tính thanh khoản được gia tăng. Sau khi hoàn tất đợt phát hành,vốn điều lệ của Novaland dự kiến sẽ tăng lên khoảng 19.304 tỷ đồng.

Nhiều "đại gia" địa ốc khác cũng cho thấy sức khỏe tài chính vững vàng trong dịch, như Phát Đạt với lợi nhuận trước thuế quý III đạt trên 760 tỷ đồng, đưa mức lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng lên 1.397 tỷ đồng, tăng 54,7% so với quý III/2020; hay TTC Land với 71 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" kinh doanh thuộc về nhóm doanh nghiệp lớn có sức khỏe tài chính nằm trong top đầu của thị trường. Thực tế nhóm này có lợi thế khi sở hữu nguồn lực mạnh so với các doanh nghiệp cùng ngành, không lo lắng bài toán "sinh tồn" vì thiếu hụt dòng tiền, thay vào đó là chớp thời cơ với chiến lược tái cấu trúc để phát triển trung, dài hạn và khả năng xoay sở linh hoạt trong dịch bệnh.

Miệt mài săn quỹ đất

Tiềm lực tài chính lớn, dòng tiền khỏe của các  “ông lớn” cũng được chứng minh bởi các thương vụ thâu tóm quỹ đất giá trị. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cho thấy cam kết về định hướng phát triển trong tương lai.

Trong bối cảnh thị trường địa ốc trầm lắng do ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhiều thương vụ M&A trị giá hàng nghìn tỷ góp phần hâm nóng thị trường. Đầu năm, Công ty Cổ  phần Vinhomes – Tập đoàn Vingroup công bố mua khu đô thị Đại An quy mô gần 300 ha tại tỉnh Hưng Yên, giá trị của thương vụ này khoảng 3.100 tỷ đồng.

Tập đoàn Novaland hiện sở hữu tổng quỹ đất đã tích lũy và đang nghiên cứu phát triển hơn 5.400 ha, dành cho 3 dòng sản phẩm chủ lực, bao gồm bất động sản đô thị trung tâm TP. HCM; bất động sản đô thị vệ tinh;và bất động sản đô thị du lịch tại các thành phố có tiềm năng du lịch. Mục tiêu của doanh nghiệp này là tìm kiếm các quỹ đất sạch, nhiều tiềm năng tăng trưởng để đón đầu các xu hướng phát triển thị trường.

Kế hoạch thâu tóm quỹ đất đẹp trung tâm hay nhắm đến các khu vực vệ tinh như Novaland hay nhiều ông lớn địa ốc cho thấy tầm nhìn đón đầu xu hướng giãn dân ra khỏi vùng lõi, với trợ lực lớn từ hạ tầng giao thông liên vùng đang ngày càng hoàn thiện.

Đơn cử, sự lột xác của hạ tầng liên vùng, kết nối tới TP. HCM đã đưa thị trường bất động sản ở các tỉnh giáp ranh như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết... trở nên cực kỳ sôi động và hấp dẫn. Nổi bật là dự án đường vành đai 3 dài hơn 98 km đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Long An, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết , đường sắt từ sân bay Tân Sơn Nhất tới sân bay Long Thành…

Các công trình hạ tầng này khi hoàn thiện sẽ có những tác động lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, điều này nhanh chóng thu hút những doanh nghiệp sở hữu tiềm lực lớn tới đặt chân khai mở.

Các dự án đô thị du lịch quy mô lớn vẫn thu hút dịp cuối năm. Ảnh: Novaland

Novaland là một trong những tập đoàn nhanh nhạy khi phát triển 3 dự án trọng điểm ở các khu vực tiềm năng này là NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa - Vũng Tàu), NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận), và Aqua City (Đồng Nai) với nhiều sản phẩm đa dạng như second home, nhà phố, biệt thự, nhà phố thương mại...

Tập đoàn này cũng không bỏ lỡ quỹ đất trung tâm TP HCM đang trong bối cảnh khan hiếm với The Grand Manhattan, tọa lạc ngay quận 1, vị trí lõi trung tâm thành phố với hai mặt tiền Cô Bắc và Cô Giang.

Đặc biệt, các dự án quy mô lớn theo hướng sinh thái, nghỉ dưỡng, đa tiện ích, đón đầu xu thế thị trường bất động sản sức khỏe được xem là đặc sản hút khách trong bối cảnh dịch bệnh.

Đại diện Novaland cho biết thời gian tới sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai để đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, lợi nhuận trong 3 năm tới, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu.

Chuỗi shophouse với các thương hiệu F&B thuộc hệ sinh thái NovaGroup tại Novaland Gallery.

"Trong chiến lược phát triển dài hạn của các doanh nghiệp bất động sản, việc sở hữu quỹ đất lớn là điều kiện cần để doanh nghiệp triển khai lược phát triển dự án bài bản, đồng nhất với hạ tầng đô thị và định hướng phát triển bền vững", đại diện Novaland nói.

Tin mới lên