Học thuật

Thôn tính là gì? Lý do của việc thôn tính các công ty

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiêu Thôn tính (takeover) là gì? Lý do của việc thôn tính các công ty.

Thôn tính là gì? Lý do của việc thôn tính các công ty

Thôn tính (takeover) là sự sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp, nhưng khác với sự hợp nhất (merger) ở chỗ nó không được thực hiện trên cơ sở nhất trí giữa các doanh nghiệp, mà thường diễn ra dưới hình thức một doanh nghiệp mua toàn bộ một hay nhiều doanh nghiệp khác, cho dù không có sự nhất trí hoàn toàn của doanh nghiệp bị mua.

Thôn tính là gì?

Thôn tính (takeover) là sự sáp nhập hai hay nhiều doanh nghiệp, nhưng khác với sự hợp nhất (merger) ở chỗ nó không được thực hiện trên cơ sở nhất trí giữa các doanh nghiệp, mà thường diễn ra dưới hình thức một doanh nghiệp mua toàn bộ một hay nhiều doanh nghiệp khác, cho dù không có sự nhất trí hoàn toàn của doanh nghiệp bị mua. Đối với các công ty có cổ phiếu được mua bán công khai trên thị trường chứng khoán, điều này thường xảy ra dưới hình thức một công ty mua được số cổ phiếu kiểm soát (mặc dù về cơ bản công ty mua muốn mua tất cả cổ phiếu) của công ty khác.

có ba dạng thôn tính chủ yếu: (a) thôn tính ngang, trong đó công ty thôn tính cạnh tranh trực tiếp với công ty bị thôn tính trên cùng một thị trường; (b) thôn tính dọc, trong đó công ty thôn tính quan hệ với công ty bị thôn tính theo kiểu nhà cung cấp - khách hàng; và (c) thôn tính hỗn hợp, trong đó công ty thôn tính và công ty bị thôn tính hoạt động trên những thị trường không có quan hệ gì với nhau, và vì vậy sau khi thôn tính, công ty mới có thể đa dạng hóa hoạt động của mình.

Đứng trên quan điểm của doanh nghiệp, sự thôn tính có thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất và phân phối, phạm vi hoạt động (mở rộng hay chuyển sang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực mới). Xét về ảnh hưởng rộng rãi hơn tới diễn biến của các quá trình thị trường, thì một mặt sự thôn tính thúc đẩy việc đạt được hiệu quả cao hơn trong sử dụng nguồn lực, nhưng mặt khác, nó có thể giảm hiệu quả phân bố nguồn lực do làm giảm cạnh tranh. Việc một hành vi thôn tính cụ thể có lợi hay không đòi hỏi phải đánh giá những lợi ích đôi khi xung đột nhau của cổ đông, giám đốc, người lao động, chủ nợ và khách hàng. Tóm lại, sự thôn tính có thể có lợi hoặc có hại.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Lý do của việc thôn tính các công ty

Thôn tính gần như giống như mua lại, ngoại trừ thuật ngữ "thôn tính" có ý nghĩa tiêu cực, cho thấy công ty mục tiêu không muốn bị mua lại. Một công ty có thể hoạt động như một nhà thầu bằng cách tìm cách tăng thị phần hoặc đạt được các quy mô kinh tế giúp giảm chi phí và do đó, tăng lợi nhuận.

Các công ty có khả năng trở thành các mục tiêu bị thôn tính hấp dẫn bao gồm những công ty có thị phần trong thị trường nhánh của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc độc đáo; các công ty nhỏ với các sản phẩm hoặc dịch vụ khả thi nhưng không đủ khả năng tài chính; một công ty tương tự ở gần về mặt vị trí địa lý mà khi kết hợp lực lượng có thể nâng cao hiệu quả; và các công ty có tiềm năng khác đang trả quá nhiều cho nợ có thể được tái cấp vốn với chi phí thấp hơn nếu được một công ty lớn hơn với tình hình tài chính tốt hơn thôn tính.

Tin mới lên