M&A

Thương vụ sáp nhập giữa AT&T và Time Warner: AT&T khẳng định sẽ đấu tranh tới cùng

T&T khẳng định sẽ đấu tranh tới cùng để bảo vệ thương vụ sáp nhập giữa tập đoàn này và Hãng truyền thông giải trí Time Warner.

Thương vụ sáp nhập giữa AT&T và Time Warner: AT&T khẳng định sẽ đấu tranh tới cùng

Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp đơn kiện nhằm ngăn chặn thương vụ sáp nhập giữa Tập đoàn viễn thông đa quốc gia AT&T và Hãng truyền thông giải trí Time Warner.

Chính phủ Mỹ đã thể hiện sự mạnh tay đối với các vụ thâu tóm quyền lực của những tập đoàn lớn, lần này là trong ngành công nghiệp truyền thông và viễn thông.

Ngày 20/11, Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp đơn kiện nhằm ngăn chặn thương vụ sáp nhập giữa Tập đoàn viễn thông đa quốc gia AT&T và Hãng truyền thông giải trí Time Warner. Đây được xem là bước mở màn cho một phiên tòa chống độc quyền quy mô lớn nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua, đối với thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành truyền thông và viễn thông Mỹ.

Lý lẽ được người đứng đầu Cơ quan chống độc quyền trực thuộc Bộ Tư Pháp Mỹ Makan Delrahim đưa ra nhằm ngăn chặn vụ sáp nhập thế kỷ là thương vụ này sẽ gây tổn hại tới quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ.

Cơ quan chống độc quyền Mỹ cũng cho rằng, việc kết hợp mạng lưới truyền hình vệ tinh trực tuyến và các kênh ăn khách của Time Warner, AT&T không chỉ nghiễm nhiên đẩy cao mức phí của những kênh truyền hình mà hầu hết các gia đình Mỹ đều yêu thích, mà còn tạo ra thế cạnh tranh áp đảo so với những đối thủ trong tương lai.

Thương vụ trên nếu thành công sẽ tạo điều kiện cho AT&T chiếm thế độc tôn trong ngành giải trí, khi AT&T là hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ hai và là hãng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định lớn nhất của Mỹ. Còn Time Warner là một tập đoàn truyền thông giải trí lớn, sở hữu và có cổ phần tại nhiều kênh truyền hình nối tiếng.

Việc chính phủ Mỹ ngăn chặn việc AT&T và Time Warner sáp nhập không khiến nhiều người ngạc nhiên, khi trong chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố sẽ ngăn cản thương vụ sáp nhập thế kỷ này nếu ông trúng cử, và giờ chỉ là ông đang thực hiện lời hứa của mình.

Bất ngờ và thất vọng là phản ứng đầu tiên của AT&T bởi thương vụ này đã được họ thúc đẩy từ tháng 10/2016 và kỳ vọng nó sẽ xuôi chèo mát mái. Mãi tới gần đây, đại gia viễn thông này mới vỡ lẽ là thương vụ sáp nhập của họ bị kiện. AT&T khẳng định sẽ đấu tranh tới cùng để bảo vệ thương vụ này.

Có 3 lý do AT&T đưa ra để phản đối vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ. Thứ nhất, đây là vụ thâu tóm theo chiều dọc không phải theo chiều ngang, tức nó sẽ không loại bỏ bất cứ đối thủ cạnh tranh nào khỏi thị trường, trong khi vẫn đem lại lợi ích cho khách hàng.

Thứ hai, trước đây nhiều vụ sáp nhập tương tự đã được thông qua, gần đây nhất là thương vụ giữa Comcast và NBC Universal năm 2011, do đó không có lý do gì, AT&T lại bị xem là trường hợp ngoại lệ. Và cuối cùng AT&T cho rằng vụ kiện đã bị can thiệp chính trị. Tổng thống Trump vốn có quan hệ "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" với CNN, kênh truyền hình thuộc quyền sở hữu của Time Warner.

Tin mới lên