Học thuật

Tích lũy tư bản là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu tích lũy tư bản (capital formation) là gì?

Tích lũy tư bản là gì?

Tích lũy tư bản (capital formation) là phần đầu tư ròng, bổ sung thêm vào khối lượng tư bản sau khi đã trừ phần đầu tư thay thế (bằng mức tiêu hao tư bản).

Tích lũy tư bản là gì?

Tích lũy tư bản (capital formation) là phần đầu tư ròng, bổ sung thêm vào khối lượng tư bản sau khi đã trừ phần đầu tư thay thế (bằng mức tiêu hao tư bản). Người ta còn gọi quá trình tích lũy tư bản là hình thành tư bản

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tích lũy tư bản trong kinh tế chính trị Mác - Lênnin

Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân). 

Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc biến giá trị thặng dư trở lại tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.

Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa, nhưng sự biến đổi đó không vi phạm quy luật giá trị. Động lực thúc đẩy tích luỹ tư bản là quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh.

Tin mới lên