Nhân vật

Hé lộ khối tài sản của 'nhà Trung Nguyên': 8.400 tỷ đồng mới chỉ là 'bề nổi'

(VNF) - Vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) đang dần đi đến hồi kết và khối tài sản chung cũng được hé lộ.

Hé lộ khối tài sản của 'nhà Trung Nguyên': 8.400 tỷ đồng mới chỉ là 'bề nổi'

Theo lời ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ thì số tiền 8.400 tỷ đồng chỉ là bề nổi và thực tế còn lớn hơn nhiều.

Cụ thể, trong khối tài sản mà luật sư của ông Vũ đưa ra có 13 bất động sản với giá trị 725 tỷ đồng. Trong đó ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỷ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỷ đồng.

Về các tài sản khác được xác minh tại ngân hàng (tháng 10/2018) vào khoảng 2.102 tỷ đồng, gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng.

Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng chi phối hầu hết doanh nghiệp còn lại. Ngoài ra Tập đoàn Trung Nguyên còn có hệ thống nhà máy và dự án bất động sản có giá trị đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng. Tất cả cổ phần, dự án bất động sản, nhà máy của doanh nghiệp dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu có trị giá 5.654 tỷ đồng.

Như vậy theo số liệu thống kê như trên thì tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng. Tuy nhiên theo lời ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ thì số tiền này chỉ là bề nổi và thực tế còn lớn hơn nhiều.

Xây hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục, Quảng Ninh

Dự án đầu tư hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục, Quảng Ninh là công trình hầm đường bộ vượt biển đầu tiên được nghiên cứu, triển khai tại Việt Nam.

Dự án có chiều dài toàn tuyến 2.140m, kết nối hai phường Bãi Cháy và Hạ Long, TP. Hòn Gai, với điểm nhấn là 1 hầm dìm được xây dựng tại vị trí cách cầu Bãi Cháy 800 phía hạ lưu.

Điểm nhấn quan trọng tại Dự án này là hầm vượt eo Cửu Lục là hầm vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, thép, bê tông cốt thép dự ứng lực; hoạt tải thiết kế HL93, động đất cấp 7 (thang MSK -64); tĩnh không hầm 4,75m; quy mô 6 làn xe cơ giới với mặt cắtt ngang tại cửa hầm 50,5 m, mặt cắt ngang dìm lf 32,6 m. Hầm được trang bị hệ thống cơ điên hiện đại gồm hệ thống thông gió; phòng cháy, chữa cháy; hệ thống giao thông thông minh; tháp thông gió, nhà điều hành hầm...

Tổng mức đầu tư Dự án là 7.875 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2019 đến năm 2024.

Xây Bệnh viện Đa khoa Quốc tế 1.000 giường tại Thái Bình

Dự án bệnh viện Đa khoa Quốc tế 1.000 giường tọa lạc tại khu trung tâm y tế tỉnh (phường Trần Lãm và xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình) có quy mô 12ha và tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng và do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Dự án sẽ bao gồm 9 hạng mục chính, trong đó có khu nhà khám liên khoa; khu vực khoa truyền nhiễm và khoa chống truyền nhiễm; khu công trình hạ tầng kỹ thuật; nhà dịch vụ tổng hợp và bán trú; cây xanh cảnh quan…

Dự án được xây dựng với mục tiêu trở thành một bệnh viện đa khoa hạng I với số lượng 1.000 giường bệnh và các chuyên khoa sâu tương đương bệnh viện tuyến trung ương.

Giai đoạn 1 của dự án với quy mô 500 giường bệnh dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022, nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tỉnh và các khu vực lân cận.

Vietjet sẽ làm sân bay ở Điện Biên

Đầu tháng 2/2019, UBND tỉnh Điện Biên vừa ký công văn số 242/UBND-TH đề nghị Bộ Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biện do Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet đề xuất.

Theo đề xuất, Vietjet sẽ xây dựng mới 1 nhà ga hành khách hiện đại, 2 cao trình, diện tích sàn khoảng 16.000m2, công suất 2 triệu hành khách/năm, 800 hành khách/giờ; xây dựng mới đường cất hạ cánh kích thước 2.400m x 45m, kết cấu bê tông xi măng có thể đón được tàu bay A320/B737; xây mới sân đỗ tàu bay có diện tích 21.000m2, đảm bảo đỗ cùng lúc 4 tàu bay A320/B737.

Tổng mức đầu tư dự án là 4.465 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.242 tỷ đồng (nhà ga hành khách 693,8 tỷ đồng, khu bay 807 tỷ đồng...); chi phí thiết bị 394 tỷ đồng; giải phóng mặt bằng là 1.101 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án là 21 tỷ đồng; lãi vay 103 tỷ đồng...

Trước đó, vào tháng 9/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những tồn tại trong hoạt động hàng không tại Cảng hàng không Điện Biên để nâng cao hiệu quả khai thác, giảm giá thành vận tải.

Đồng thời phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu đầu tư, xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 302/TB-VPCP ngày 20/8/2018 của Văn phòng Chính phủ.

Tin mới lên