Bất động sản

Tiếp vụ doanh nghiệp bán đất của người dân tại Thái Nguyên: Công ty Thiên Lộc đang vay nợ ai?

(VNF) – Tính tới quý III/2020, Công ty Thiên Lộc có quan hệ tín dụng với ít nhất 2 ngân hàng.

Tiếp vụ doanh nghiệp bán đất của người dân tại Thái Nguyên: Công ty Thiên Lộc đang vay nợ ai?

Tiếp vụ doanh nghiệp bán đất của người dân tại Thái Nguyên: Công ty Thiên Lộc đang vay nợ ai?

Như VietnamFinance đã thông tin tại bài viết “Thái Nguyên: Doanh nghiệp tư nhân ngang nhiên bán đất của người dân khi chưa thu hồi và đền bù?”, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Lộc là chủ đầu tư dự án “Xây dựng đoạn đường Thống Nhất và hạ tầng kĩ thuật khu dân cư” (phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên).

Trong quá trình triển khai dự án này, Công ty Thiên Lộc bị người dân tại tổ dân phố Ưng, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công tố bán đất khi chưa thu hồi, chưa đền bù.

Thiên Lộc được thành lập và điều hành bởi ông Vũ Văn Trường, người xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Với tổng tài sản gần 900 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 400 tỷ đồng, Thiên Lộc có 111 cổ đông, trong đó ông Trường nắm 80,36% vốn.

Xem thêm: Tiếp vụ doanh nghiệp bán đất của người dân tại Thái Nguyên: Công ty Thiên Lộc là ai?

Là doanh nghiệp xây dựng, không ngạc nhiên khi Thiên Lộc là con nợ của nhiều ngân hàng. Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy, tính tới quý III/2020, Thiên Lộc đang có quan hệ tín dụng với ít nhất 2 ngân hàng, gồm: BIDV và LienVietPostBank.

Với BIDV, Thiên Lộc vay nợ tại 2 chi nhánh là BIDV Cầu Giấy và BIDV Biên Hòa. Cụ thể, Thiên Lộc vay BIDV Cầu Giấy 42,99 tỷ đồng (hợp đồng đáo hạn tháng 6/2021). Để vay được vốn của chi nhánh này, Thiên Lộc đã thế chấp một loạt tài sản có các trị giá như sau: HDTG 20 tỷ đồng thế chấp ngày 1/8/2019, HDTG 4 tỷ đồng thế chấp ngày 23/9/2019; HDTG 3 tỷ đồng thế chấp ngày 21/11/2019; HDTG 2 tỷ đồng thế chấp ngày 5/12/2019; HDTG 5 tỷ đồng thế chấp ngày 11/7/2019; HDTG 5 tỷ đồng thế chấp ngày 6/11/2018; HDTG 5 tỷ đồng thế chấp ngày 30/7/2019.

Với BIDV Biên Hòa, Thiên Lộc vay 44,48 tỷ đồng (hợp đồng đáo hạn tháng 11/2020). Thiên Lộc đã thế chấp tại đây các tài sản gồm: HDTG 18 tỷ đồng, thế chấp ngày 28/12/2018; HDTG 25 tỷ đồng, thế chấp ngày 6/11/2018 và lô trái phiếu 1,68 tỷ đồng, thế chấp ngày 4/10/2019.

Với LienVietPostBank – chi nhánh Hà Nội, Thiên Lộc vay 49,89 tỷ đồng (đáo hạn tháng 9/2020). Để có khoản vay này, Thiên Lộc đã thế chấp các tài sản sau: chứng chỉ tiền gửi số 070308 do LPB Mỹ Đình phát hành ngày 12/8/20219 kỳ hạn 15 tháng trị giá 5 tỷ đồng, thế chấp ngày 12/8/2019; chứng chỉ tiền gửi số 070306 do LPB Mỹ Đình phát hành ngày 7/8/2019 trị giá 5 tỷ đồng kỳ hạn 15 tháng, thế chấp ngày 7/8/2019; chứng chỉ tiền gửi số 082286 trị giá 5 tỷ đồng do LPB Mỹ Đình phát hành ngày 11/9/2019, thế chấp ngày 11/9/2019;

Chứng chỉ tiền gửi số 106943 do LPB Mỹ Đình phát hành ngày 22/8/2019 kỳ hạn 15 tháng trị giá 10 tỷ đồng, thế chấp ngày 22/8/2019; chứng chỉ tiền gửi số 070309 do LPB Mỹ Đình phát hành ngày 12/8/2019 kỳ hạn 15 tháng trị giá 10 tỷ đồng, thế chấp ngày 12/8/2018; chứng chỉ tiền gửi số 082333 do LPB Mỹ Đình phát hành ngày 16/9/2019 trị giá 5 tỷ đồng, thế chấp ngày 16/9/2019.

Tổng cộng, Thiên Lộc đã “cắm” 17 tài sản tại BIDV và LienVietPostBank.

Thống kê của VietnamFinance cho thấy trong 12 tháng gần đây, dư nợ của Thiên Lộc có xu hướng giảm. Cụ thể, nếu tháng 8/2019, Thiên Lộc vay hơn 320 tỷ đồng thì tới tháng 7/2020, dư nợ đã giảm đáng kể xuống còn 137,3 tỷ đồng.

Tin mới lên