Tỉnh thành đang "ngốn" nhiều ngân sách trung ương nhất?

Hồng Quân - 02/11/2015 11:59 (GMT+7)

Ngân sách trung ương đang nhận đóng góp lớn nhất từ TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương và phải chi trợ cấp nhiều nhất cho Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang. Khu vực miền núi phía Bắc phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương lớn nhất.

Theo tính toán của The Economist, hiện mỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 1.021 USD/người nợ công, con số này tăng hơn 100% so với năm 2009 (500,41USD/người). Chính phủ có kế hoạch phát hành 3 tỷ USD để "đảo nợ", vay Ngân hàng Nhà nước, và kiến nghị Quốc hội cho sử dụng 10.000 tỷ đồng từ việc bán vốn Nhà nước để giải quyết một phần hụt thu hơn 31.000 tỷ của ngân sách Trung ương.

Thống kê số liệu quyết toán ngân sách nhà nước cho thấy sau 5 năm (từ năm 2009 – 2013), số chi bổ sung ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương năm 2013 bằng 1,74 lần năm 2009. Loại trừ yếu tố lạm phát sau 5 năm ngân sách trung ương phải chi trợ cấp nhiều hơn cho các địa phương.

Hiện tại, Đông Nam bộ đang là khu vực có tổng thu ngân sách trên địa bàn lớn nhất. Đây cũng là khu vực có 4/6 tỉnh thành phải điều tiết nguồn thu phân chia về ngân sách trung ương. Trong khi đó, đồng bằng sông Hồng là khu vực chi cân đối ngân sách địa phương lớn nhất. 

Nguồn: Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013

Và, miền núi phía Bắc là khu vực nhận trợ cấp/bổ sung từ ngân sách trung ương lớn nhất. Điều này khá phù hợp về mặt địa kinh tế cũng như phù hợp về vấn đề an ninh quốc phòng của quốc gia.

Xét theo từng địa phương, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Giang là 3 địa phương nhận trợ cấp lớn nhất từ ngân sách trung ương. Năm 2013, ngân sách trung ương phải chi bổ sung cho Thanh Hóa 14.427 tỷ đồng, Nghệ An hơn 10.969 tỷ đồng. 2/3 số chi này là chi bổ sung cân đối ngân sách địa phương. 

 
Nguồn: Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013. Đơn vị tính: tỷ đồng 

TP.HCM, địa phương đang dẫn đầu cả nước về thu ngân sách cũng như đóng góp vào ngân sách quốc gia. Tiếp theo sau là Hà Nội và Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Nguồn: Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013. Đơn vị tính: tỷ đồng 

Tuy nhiên, nếu tính tỷ lệ giữ lại ngân sách địa phương đối với nguồn thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương thì TP. HCM được giữ lại thấp nhất, tiếp sau là Bình Dương, Hà Nội....Hiện có 13/64 tỉnh thành có điều tiết ngân sách về trung ương. 

(Nguồn: Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013)

Điều gì sẽ xảy ra với ngân sách trung ương khi mà đề nghị được tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách TP.HCM các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố cho thời kỳ ổn định ngân sách mới được thông qua? Các địa phương có thặng dư ngân sách/có điều tiết nguồn thu phân chia liệu có chấp nhận tỷ lệ điều tiết cũ không? Đây là vấn đề cần sự nghiên cứu, mổ xẻ kỹ càng trong bối cảnh ngân sách đang gặp nhiều khó khăn hiện nay.
 

Theo Theo BizLIVE
Cùng chuyên mục
ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Bão Yagi).

Vướng loạt vi phạm, Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng

Vướng loạt vi phạm, Nam Long bị phạt nửa tỷ đồng

(VNF) - Công ty CP Đầu tư Nam Long bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hơn 500 triệu đồng do có nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Aeon đã rót 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

Aeon đã rót 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, cho biết tập đoàn này đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam sau hơn 10 năm.

Đồng loạt điều chỉnh bảng giá đất: Bất động sản vào đợt sóng mới?

Đồng loạt điều chỉnh bảng giá đất: Bất động sản vào đợt sóng mới?

(VNF) - Theo Bộ Xây dựng, việc áp dụng bảng giá đất mới sẽ có tác động dây chuyền, khiến giá nhà ở tăng 15-20% so với trước. Các chuyên gia cũng cho rằng cần xác định bảng giá đất mới cho phù hợp và việc thực hiện cần có lộ trình.

Ông chủ thực sự đứng sau khu đô thị 500 triệu USD ở Đà Nẵng

Ông chủ thực sự đứng sau khu đô thị 500 triệu USD ở Đà Nẵng

(VNF) - Dự án Khu đô thị mới Thuận Phước – Đà Nẵng do Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Vịnh Thuận làm chủ đầu tư, có tổng vốn gần 11.500 tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD).

Kính mắt Việt Tín: Âm vốn chủ sở hữu, khối nợ phình to

Kính mắt Việt Tín: Âm vốn chủ sở hữu, khối nợ phình to

(VNF) - Mặc dù quy mô tài sản, doanh thu đều ghi nhận tăng trưởng mạnh qua từng năm, thế nhưng vốn góp tại Kính mắt Việt Tín luôn duy trì ở mức 1,5 tỷ đồng. Vốn góp ít, trong bối cảnh lỗ luỹ kế là nguyên nhân khiến doanh nghiệp này âm vốn chủ sở hữu hơn 40,8 tỷ đồng trong năm 2023.

Moody’s: EVNFinance vốn hóa mạnh đủ để hỗ trợ tăng trưởng

Moody’s: EVNFinance vốn hóa mạnh đủ để hỗ trợ tăng trưởng

(VNF) - Trong kỳ đánh giá tín nhiệm năm 2024, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) được Moody’s đánh giá là vốn hóa của doanh nghiệp đủ mạnh để hỗ trợ tăng trưởng trong thời gian tới và tiếp tục được đánh giá mức xếp hạng B2. Đây là năm thứ 4 liên tiếp EVNFinance giữ vững được mức xếp hạng tín nhiệm từ Moody’s.

Chuỗi trung tâm ngoại ngữ ACET đóng cửa sau hơn 20 năm hoạt động

Chuỗi trung tâm ngoại ngữ ACET đóng cửa sau hơn 20 năm hoạt động

(VNF) - Trung tâm ngoại ngữ ACET (thuộc IDP Việt Nam) thông báo ngừng hoạt động từ 31/12/2024, sau hơn 20 năm giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

Quảng Ngãi: Mục tiêu 2024 xây 500 căn NƠXH nhưng chưa phê duyệt dự án nào

Quảng Ngãi: Mục tiêu 2024 xây 500 căn NƠXH nhưng chưa phê duyệt dự án nào

(VNF) - Năm 2024, Quảng Ngãi phải triển khai đầu tư xây dựng 500 căn hộ NƠXH. Đến nay, tỉnh chưa có 1 dự án NƠXH nào được triển khai.

Nga đối mặt vấn đề ngiêm trọng hơn cả suy thoái

Nga đối mặt vấn đề ngiêm trọng hơn cả suy thoái

(VNF) - Ngân hàng Trung ương Nga cho biết lạm phát đang gia tăng trong khi nền kinh tế quốc gia này đang nguội lạnh. Đây là những yếu tố chính dẫn đến tình trạng đình lạm, một kịch bản khó chống lại hơn là suy thoái.