Học thuật

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là gì? Một số chính sách của OECD

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) là gì? Một số chính sách của OECD.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là gì? Một số chính sách của OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) là tổ chức được thành lập năm 1961, đến năm 1989 có 24 nước thành viên, bao gồm tất cả các nước phát  triển ở châu Âu, Mỹ , Canada, Úc, và Nhật.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) là tổ chức được thành lập năm 1961, đến năm 1989 có 24 nước thành viên, bao gồm tất cả các nước phát  triển ở châu Âu, Mỹ , Canada, Úc, và Nhật. OECD là diễn đàn đa quốc gia để thảo luận về những vấn đề kinh tế mà các bên quan tâm, đặc biệt trong việc thúc  đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế. OECD cũng phối hợp hoạt động cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển, OECD là nguồn số số liệu ban đầu về kinh tế quốc tế và thường xuyên công bố số liệu thống kê so sánh.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Một số chính sách của OECD

Về đối nội, tổ chức này xác định sứ mệnh của mình là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường. Không giống như Liên minh Châu Âu, OECD là một tổ chức liên chính phủ, không phải là một tổ chức đứng trên quốc gia. Trên thực tế, OECD đưa ra các khuyến nghị chứ không mang tính chất bắt buộc các nước thành viên. OECD cũng được xem là một diễn đàn quan trọng cho các nước thành viên phối hợp các chính sách kinh tế, trao đổi ý kiến, thảo luận các thỏa thuận liên quan đến thương mại quốc tế và các vấn đề khác, xây dựng các mối liên hệ giữa các nước thành viên với các nước không phải là thành viên.

Ngoài trọng tâm về kinh tế, OECD gần đây mở rộng nhiệm vụ của mình sang các vấn đề xã hội, chính trị, và văn hóa. OECD còn được xem là nguồn thông tin kinh tế và thống kê rất có giá trị cho các nước thành viên cũng như cho các tổ chức và cá nhân có quan tâm.

Về đối ngoại, OECD hiện có quan hệ hợp tác với hơn 70 nước không phải là thành viên của Tổ chức này. OECD cũng duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức dân sự và các nghị viện như Hội đồng châu Âu và Hội đồng NATO. Ngoài ra, OECD cũng có mối quan hệ chính thức và liên kết chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Nông lương (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Trong quan hệ Bắc – Nam, các nước OECD được xem là đại diện cho nhóm lợi ích đối trọng với các nước đang phát triển.

 

Tin mới lên