Học thuật

Tối ưu Pareto là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Tối ưu Pareto (Pareto optimality) là gì?

Tối ưu Pareto là gì?

Tối ưu Pareto (Pareto optimality) là sự tối đa hóa phúc lợi kinh tế của cộng đồng. Để có tổi ưu Pareto, chúng ta cần thỏa mãn ba điều kiện.

Tối ưu Pareto (Pareto optimality) là sự tối đa hóa phúc lợi kinh tế của cộng đồng. Để có tổi ưu Pareto, chúng ta cần thỏa mãn ba điều kiện. Giả sử chúng ta xem xét một nền kinh tế đơn giản chỉ sản xuất hai hàng hóa X và Y, chỉ có hai người tiêu dùng A và B như hình dưới, thì tối ưu Pareto đạt được khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:

1. Sự phân bố tối ưu hàng hóa giữa 2 người tiêu dùng đòi hỏi:

trong đó MUXA là lợi ích cận biên của hàng hóa X đối với người tiêu dùng A, MUYA là lợi ích cận biên của hàng hóa Y đối với người tiêu dùng A, v.v... Điều kiện này nói rằng tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa, tức tỷ lệ ích lợi cận biên của chúng, phải bằng nhau đối với mọi người tiêu dùng. Nếu chưa đạt được tình huống này, người tiêu dùng có thể cải thiện phúc lợi của mình bằng cách trao đổi hàng hóa. Người tiêu dùng đánh giá X cao hơn so với Y có thể đổi một ít Y  cho ngườ tiêu dùng đánh giá Y cao hơn so với X. Chỉ khi nào tỷ lệ lợi ích bằng nhau cho cả hai người tiêu dùng, thì việc trao đổi mới không thể đem lại ích lợi cho cả hai.

2. Phân bổ tối ưu đầu vào cho các mục đích sản xuất, ví dụ sử dụng tối ưu hai đầu vài i và j trong quá trình sản xuất hàng hòa X và Y. Việc sử dụng tối ưu các đầu vào đòi hỏi tỷ lệ sản phẩm hiện vật cận biên của i và j được sử dụng trong quá trính sản xuất X (MPiX và MPjX) phải bằng tỷ lệ sản phẩm hiện vật cận biên của chúng trong quá trình sản xuất Y (MPiY và MPjY). Nghĩa là:

Nếu điều kiện bằng nhau này không được thỏa mãn, một đầu vào sẽ có hiệu quả hơn trong việc sản xuất một hàng hóa và đầu vào kia phải ít hiệu quả hơn trong việc sản xuất hàng hóa đó. Vì vậy, xã hội có lợi nếu chuyển nhiều đầu vào thứ nhất sang mục đích sản xuất có hiệu quả khác và chuyển đầu vào thứ 2 sang mục đích sử dụng đó. Việc làm này cho phép xã hội mở rộng sản xuất một hàng hóa trong khi giữ nguyên mức sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào tỷ lệ sản phẩm cận biên bằng nhau, xã hội mới không có lợi khi tái phân bổ đầu vào cho các mục đích sử dụng khác nhau.

3. Quy mô sản lượng tối ưu, như được minh họa trong hình. Hình này vẽ đường chuyển đổi biểu thị lượng hàng hóa X và Y có thể sản xuất bằng cách sử dụng hết các nguồn lực của xã hội. Độ dốc của đường này biểu thị tỷ lệ chuyển đổi cận biên, tức tỷ lệ giữa chi phí cận biên của hàng hóa X và chi phí cận biên của hàng hóa Y. Sản lượng tối ưu cho bất kỳ cặp hàng hóa X và Y nào cũng đòi hỏi hàng hóa phải được sản xuất với số lượng sao cho:

Hình. Tối ưu Pareto. Đường chuyển đổi hay đường giới hạn năng lực sản xuất.

Công thức trên hàm ý tỷ lệ giữa ích lợi cận biên và chi phí cận biên của các hàng hóa phải bằng nhau, sao cho giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hóa X cuối cùng phải tạo ra mức lợi ích đúng bằng giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hóa Y cuối cùng. Đây là điều kiện phải được thỏa mãn nếu độ dốc của đường chuyển đổi, tức tỷ lệ chi phí giữa X và Y, bằng tỷ lệ ích lợi cận biên giữa X và Y, tức tỷ lệ thay thế cận biên. Nếu các tỷ lệ này không bằng nhau, xã hội sẽ có lợi nếu sản xuất thêm hàng hóa đem lại ích lợi cận biên cao hơn tính trên mỗi đơn vị chi phí cận biên.

Khi tất cả các điều kiện trên đã thỏa mãn, người ta không thể cải thiện phúc lợi của một người mà không đồng thời làm giảm phúc lợi của người khác.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nếu một hệ thống kinh tế đạt được tối ưu Pareto, không một cá nhân nào có cuộc sống tốt lên mà khiến một người khác có cuộc sống xấu đi. Nhìn chung, mọi người công nhận rằng cần tránh các tình trạng không đạt được hiệu quả Pareto, vì thế hiệu quả Pareto là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị.

Một cách cụ thể, người ta đã cho thấy rằng với những điều kiện được lý tưởng hóa nhất định, một hệ thống thị trường tự do sẽ dẫn đến việc đạt được tối ưu Pareto. Điều này được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà kinh tế học là Kenneth Arrow và Gerard Debreu, mặc dù kết quả của họ không phản ánh hoạt động của một nền kinh tế trên thực tế do các giả thuyết mang tính lý tưởng hóa (tất cả các hàng hóa đều có thị trường, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, và chi phí giao dịch là không đáng kể). Kết quả của họ được gọi là định lý phúc lợi thứ nhất.

Một phân bổ tối ưu Pareto mạnh là một phân bổ mà một cá nhân đặc biệt mong muốn, đồng thời không có cách phân bổ nào cũng tốt như vậy cho tất cả mọi người. Một phân bổ tối ưu Pareto yếu là một phân bổ mà việc tái phân bổ lại là khả thi và được tất cả mọi người mong muốn.

Hạn chế chủ yếu của tối ưu Pareto là tính địa phương hóa của nó. Trong một hệ thống kinh tế với hàng triệu biến số, có thể có rất nhiều điểm tối ưu mang tính chất địa phương. Tiêu chí cải thiện Pareto không xác định được bất kỳ điểm tối ưu toàn cầu nào. Khi áp dụng một tiêu chí hợp lý, nhiều giải pháp đạt được tối ưu Pareto lại có kết quả kém xa so với một giải pháp toàn cầu.

Tin mới lên