Học thuật

Trốn vé là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Trốn vé (free rider) là gì?

Trốn vé là gì?

Trốn vé (free rider) Nghĩa đen là không trả tiền khi đi tàu, xe. Trong kinh tế học, từ này được dùng để chỉ trường hợp người tiêu dùng chủ động đánh giá quá thấp sở thích của mình về hàng hóa công cộng với hy vọng có thể tiêu dùng nó mà không phải trả toàn bộ giá kinh tế của nó.

Trốn vé (free rider) Nghĩa đen là không trả tiền khi đi tàu, xe. Trong kinh tế học, từ này được dùng để chỉ trường hợp người tiêu dùng chủ động đánh giá quá thấp sở thích của mình về hàng hóa công cộng với hy vọng có thể tiêu dùng nó mà không phải trả toàn bộ giá kinh tế của nó. Chẳng hạn, những người sống trong cùng một ngõ bàn nhau sửa lại mặt ngõ để việc đi lại dễ dàng hơn, nhưng một số người cố ý cho rằng việc đó chẳng có ý nghĩa gì với anh ta, ai muốn sửa thì cứ nộp tiền và đương nhiên nhũng người nộp tiền phải làm cả con đường. Khi con đường hoàn thành, anh ta vẫn đi trong ngõ, mặc dù anh ta không trả tiền để nâng cấp nó (giống như người trốn vé).

Nhìn nhận dưới giác độ khái quát hơn, các nhà kinh tế coi đây là vấn đề không thể loại trừ, tức không thể cấm mọi người tiêu dùng cho dù họ có trả tiền hay không. Các nhà kinh tế hiện còn tranh luận với nhau về việc sự đánh giá quá thấp để không phải trả tiền hay “trốn vé” có ý nghĩa đến mức nào, vì điều này rất quan trọng đối với quyết định của chính phủ về việc có nên cung cấp một số loại dịch vụ không. Một số cuộc thực nghiệm để tìm hiểu tìm hiểu về thái độ sẵn sàng trả tiền cho thấy sở thích thực sự và sở thích “bộc lộ” không khác nhau nhiều lắm.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Có ba nhân tố kết hợp với nhau làm nảy sinh tình trạng "trốn vé". Thứ nhất, hàng hóa công cộng có tính chất không thể loại trừ, nghĩa là không có cách nào để ngăn ai đó không sử dụng hàng hóa chung này một khi nó được cung cấp. Thứ hai, với giả định rằng một người tiêu dùng là con người kinh tế điển hình, người ta sẽ luôn có ý thức tối thiểu hóa chi tiêu cho một mức độ thỏa dụng xác định trước. Điều đó có nghĩa là nếu có thể không trả tiền, thì không nên trả.

Thứ ba, người ta có thể có ý nghĩ rằng khi mọi người khác gánh vác chi phí, mình không gánh thì vẫn có hàng hóa công cộng mà tiêu dùng (chiến lược Nash trong lý thuyết trò chơi). Hàng hóa công cộng nào có tính chất không thể bài trừ càng rõ, nhất là những hàng hóa công cộng thuần túy, thì tình trạng này càng nghiêm trọng.

Thói quen sử dụng tài nguyên trên internet miễn phí và khả năng tìm kiếm dễ dàng trên mạng toàn cầu, cũng dẫn đến việc nhiều người thích tìm thông tin, nhạc, phim, phần mềm, dữ liệu mà không muốn trả tiền, đôi khi tiếp tay cho việc vi phạm bản quyền và gây thiệt hại cho người thực hiện và phát triển.

Tin mới lên