Tài chính quốc tế

Trung Quốc ‘bứt tốc’, chính thức vượt Mỹ thành quốc gia giàu nhất thế giới

(VNF) - Tài sản ròng tăng gấp 17 lần từ từ 7.000 tỷ USD vào năm 2000 lên 120.000 tỷ vào năm 2020, Trung Quốc đã chính thức soán ngôi “giàu nhất thế giới” mà Mỹ đã nắm giữ bao lâu nay.

Trung Quốc ‘bứt tốc’, chính thức vượt Mỹ thành quốc gia giàu nhất thế giới

Trung Quốc ‘bứt tốc’, chính thức vượt Mỹ thành quốc gia giàu nhất thế giới.

Bloomberg ngày 16/11 dẫn báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company (trụ sở tại Mỹ) cho thấy số lượng của cải toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong hai thập kỷ qua. Cụ thể, vào năm 2000, giá trị tài sản ròng trên toàn thế giới ở mức 156.000 tỷ USD, tới năm 2020 đã tăng lên 514.000 tỷ USD.

Trong đó, Trung Quốc là nước có giá trị tài sản ròng tăng ấn tượng nhất, từ 7.000 tỷ USD năm 2000 lên 120.000 tỷ USD năm 2020, tức tăng tới 17 lần.

 Mức tăng giá trị tài sản ròng của 10 nước từ năm 2000-2020, tính theo nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, tài sản ròng của Mỹ có mức tăng khiêm tốn hơn khi chỉ tăng gấp đôi và chạm ngưỡng 90.000 tỷ USD trong năm 2020, ít hơn Trung Quốc 30.000 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước có khối tài sản ròng cao nhất toàn cầu.

Theo  báo cáo của McKinsey, điểm chung của cả hai cường quốc này là hơn 2/3 của cải tích lũy thuộc 10% hộ gia đình giàu nhất, và tỷ lệ này vẫn đang tăng lên.

68% giá trị tài sản ròng toàn cầu nằm ở bất động sản

Cũng theo báo cáo của McKinsey, khoảng 68% lượng giá trị tài sản ròng toàn cầu được cất giữ dưới dạng bất động sản. Sự gia tăng tài sản toàn cầu đã được thúc đẩy bởi giá bất động sản tăng cao.

Tuy nhiên điều này sẽ khiến nhiều người không đủ khả năng sở hữu nhà ở, làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính như năm 2008 tại Mỹ, do “bong bóng” bất động sản bị vỡ. Trung Quốc có thể rơi vào tình huống tương tự vì khoản nợ khổng lồ của các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande Group.

Khoảng 68% lượng giá trị tài sản ròng toàn cầu được cất giữ dưới dạng bất động sản.

Bất động sản và các lĩnh vực liên quan chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp này đã giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia tỷ dân.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng liệu động lực tăng trưởng này có phải một quả bom hẹn giờ của nền kinh tế hay không. Theo các chuyên gia kinh tế tại Nomura, ngành công nghiệp bất động sản Trung Quốc đang ngồi trên núi nợ khổng lồ lên tới 5.200 tỷ USD.

Ngân hàng trung ương Mỹ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sẽ lan sang thị trường tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế Mỹ.

Xem thêm >> Trung Quốc ra 'tối hậu thư' cho các ông lớn công nghệ

Tin mới lên