Tài chính quốc tế

Trung Quốc cứng rắn trước các 'yêu sách' của ông Trump khi đàm phán về xung đột thương mại

(VNF) - Trung Quốc sẽ từ chối thảo luận về hai yêu cầu thương mại của Tổng thống Trump khi các nhà đàm phán Mỹ đến Bắc Kinh trong tuần này. Điều đó khả năng cao buộc Washington phải tiếp tục leo thang các biện pháp, hoặc là rút lui.

Trung Quốc cứng rắn trước các 'yêu sách' của ông Trump khi đàm phán về xung đột thương mại

Trung Quốc cứng rắn trước các 'yêu sách' của ông Trump khi đàm phán về xung đột thương mại

Chính phủ Trung Quốc đang công khai kêu gọi sự linh hoạt ở cả hai phía. Nhưng các nhà lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh dường như không có kế hoạch cân nhắc hai yêu cầu lớn nhất của chính quyền Tổng thống Trump: cắt giảm 100 tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Trung Quốc, và hạn chế kế hoạch cấp vốn trị giá 300 tỷ USD cho ngành công nghệ cao Trung Quốc - bao gồm AI, chất bán dẫn, xe điện và máy bay thương mại.

Lý do cho điều này có thể là Bắc Kinh cảm thấy nền kinh tế của Trug Quốc đã trở nên đủ lớn mạnh, kiên cường để chống lại những "yêu sách" của Hoa Kỳ.

Các quan chức cấp cao và cố vấn có ảnh hưởng đã nêu rõ vị trí của chính phủ Trung Quốc trong một cuộc hội thảo kéo dài ba ngày tại Bắc Kinh. Một số nhà báo nước ngoài được mời tham dự cuộc hội thảo này để đảm bảo lập trường của Trung Quốc sẽ được thế giới biết đến.

Hiện tại, rất khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra khi hai bên gặp nhau vào tuần này để thương lượng. Vị thế của Trung Quốc và Mỹ lúc này khác xa nhau, và có thể sẽ không có một cuộc gặp gỡ nào trong tuần này. Theo một nguồn tin, khả năng cao là các quan chức Trung Quốc sẽ bay đến Washington sau một tháng nữa để đàm phán thêm.

"Tôi không mong đợi một thỏa thuận toàn diện nào", Ruan Zongze, viện phó Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc - bộ phận nghiên cứu chính sách của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết. "Tôi nghĩ cả hai bên đều đang ‘chơi’ theo cách của mình."

Chính phủ Trung Quốc từng phát biểu rất thất vọng với những chính sách thuế mà ông Trump đe dọa áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc. Phương Tây tin rằng Trung Quốc có một vị thế thương lượng yếu. Ngược lại, chính phủ Trung Quốc tin rằng hệ thống chính trị một đảng của nước này và sự kéo dài nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn có thể giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đứng vững trước bất kỳ cuộc tấn công thương mại nào từ phía Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc tin rằng nền tảng của ông Trump từng là một doanh nhân sẽ khiến ông đồng ý với một thỏa thuận. Những người tham gia hội thảo cũng tái khẳng định chính sách thương mại của Trung Quốc nên mở rộng hơn nữa các lĩnh vực tài chính và sản xuất xe hơi của đất nước. Họ cũng đề nghị Trung Quốc sẵn sàng thắt chặt các quy định về sở hữu trí tuệ của mình để thúc đẩy sự đổi mới trong Trung Quốc cũng như bảo vệ các công nghệ nước ngoài khỏi việc sao chép, làm giả.

Tuy nhiên, khi đề cập đến thỏa thuận với Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng các điều kiện của thỏa thuận sẽ được hạn chế, và chưa thể chắc chắn rằng chính sách thuế sẽ được hoãn trước khi đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin sẽ đại diện cho chính phủ Mỹ đến Bắc Kinh vào cuối tuần này để thảo luận với Bắc Kinh. Ông Mnuchin đã phải rất vất vả trấn an các nhà đầu tư trong các thị trường tài chính toàn cầu, khi phần lớn tỏ ra quan ngại về hậu quả của một cuộc chiến thương mại với giá cổ phiếu và các nền kinh tế.

Theo một số nhà kinh tế học giải thích, mất cân bằng thương mại song phương phát sinh từ sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm. Các hộ gia đình ở Trung Quốc tiết kiệm khoảng hai phần năm thu nhập của họ. Còn tỷ lệ này của Mỹ gần như bằng không. Vì vậy, tiền từ Trung Quốc có xu hướng chảy vào Hoa Kỳ, họ mua nhà máy, công ty công nghệ, bất động sản và những tài sản khác của nước Mỹ. Trong khi đó, người Mỹ chi tiêu phần lớn số tiền nhận được để mua hàng hóa từ Trung Quốc.

Trong khi đó, nhiều luật sư thương mại, nhà lập pháp ở cả hai bên, và cả ông Trump, đều cho rằng thâm hụt thương mại bắt nguồn từ các hoạt động thương mại không công bằng, bao gồm các khoản vay giá rẻ của các ngân hàng do nhà nước kiểm soát cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

Trung Quốc sẵn sàng thảo luận thu hẹp thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ. Nhưng Bắc Kinh muốn thực hiện điều đó bằng cách mua thêm các hàng hóa công nghệ cao của Mỹ - điều mà Washington từ lâu đã chặn vì lo ngại lý do an ninh quốc gia, cùng với tăng lượng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và hàng hóa khác từ Hoa Kỳ.

Một quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh không sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về bất kỳ sự hạn chế nào đối với chính sách công nghiệp của nước này, bao gồm sự hỗ trợ quy mô lớn của chính phủ cho các ngành công nghiệp ưu tiên. Trung Quốc nhận thức yêu cầu hạn chế hỗ trợ ngành công nghiệp của Mỹ như là một nỗ lực để ngăn chặn sự phát triển kinh tế và tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.

Vị quan chức này cho biết thêm rằng Đức và các nước khác cũng có chính sách hỗ trợ công nghiệp tương tự, nhưng Hoa Kỳ đã không phản đối như với Trung Quốc.

Một chủ đề đã được tất cả các quan chức trong suốt buổi hội thảo, thậm chí khi các cố vấn thỉnh thoảng suy đoán về nó: liệu Trung Quốc có liên kết các tranh chấp thương mại với các vấn đề an ninh quốc gia hay không.

Trung Quốc đã tham gia sâu vào áp lực quốc tế đối với Bắc Triều Tiên, khuyến khích nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, một vấn đề quan trọng đối với Hoa Kỳ. Bắc Kinh cũng muốn trong tương lai khẳng định quyền kiểm soát Đài Loan, một nền dân chủ tự quản mà Bắc Kinh coi là "lãnh thổ nổi loạn".

Vào giữa tháng Tư, Hoa Kỳ đã cấm các công ty Mỹ bán sản phẩm của họ cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, ZTE. Động thái này được xem là có khả năng làm tê liệt các công ty Trung Quốc, vốn cần chip và phần mềm của Mỹ để sản xuất các thiết bị di động thông minh.

Các quan chức Washington đã trích dẫn những vi phạm liên tục của ZTE khi cung cấp, hỗ trợ cho Iran và Bắc Triều Tiên, nhưng nhiều người coi đó là lời nhắc nhở của Hoa Kỳ rằng các ngành kinh tế Trung Quốc vẫn còn dựa vào hàng hóa Mỹ. 

Tin mới lên