Tài chính quốc tế

Trung Quốc 'gỡ bỏ xiềng xích', cho phép công ty nước ngoài khai thác dầu khí

(VNF) - Theo thông báo mới đây của Bộ Tài nguyên Trung Quốc, từ ngày 1/5, các công ty nước ngoài đã đăng ký kinh doanh tại Trung Quốc và có tài sản ít nhất 300 triệu nhân dân tệ (43 triệu USD) sẽ đủ điều kiện nhận được quyền khai thác dầu khí ở nước này.

Trung Quốc 'gỡ bỏ xiềng xích', cho phép công ty nước ngoài khai thác dầu khí

Trung Quốc đứng thự hai trên thế giới sau Mỹ về lượng tiêu thụ dầu khí (Ảnh minh họa).

Cũng theo thông báo, chính sách này cũng áp dụng cho các công ty trong nước, Giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ có hiệu lực trong 5 năm khi đăng ký ban đầu, và có khả năng có thể được gia hạn thêm 5 năm nữa.

Cho đến nay, các công ty nước ngoài chỉ có thể tiếp cận ngành dầu khí của nước này bằng cách thành lập liên doanh với các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các công ty nhà nước, ví dụ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) hoặc Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec). 

Trong những năm qua, British Oil, SK Energy, GAIL đã tham gia khai thác tài nguyên khoáng sản theo hình thức này, nhưng sự tham gia của họ bị hạn chế nghiêm ngặt, kể cả về khối lượng đầu tư, và họ chắc chắn không thể chiếm tỷ lệ cổ phần để có quyền kiểm soát công ty.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần gỡ bỏ “xiềng xích” cho những lĩnh vực kinh tế mới. Ví dụ, trong năm 2019, Bắc Kinh đã thực hiệm những nhượng bộ đáng kể cho ngành ngân hàng, môi giới, kinh doanh bảo hiểm, cũng như cho ngành khai thác nhiên liệu. Mùa hè năm ngoái, ngành dầu khí đã bị loại khỏi Danh mục quản lý đặc biệt các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài.

Sau khi các quy tắc mới có hiệu lực, các tập đoàn khổng lồ của nhà nước sẽ mất độc quyền về việc khai thác các mỏ dầu khí trong nước.

Trung Quốc đứng thự hai trên thế giới sau Mỹ về lượng tiêu thụ dầu khí. Năm ngoái, nước này đã tiêu thụ hơn 15 triệu thùng dầu/ngày. Đồng thời, năng lực sản xuất của Trung Quốc chỉ đủ để cung cấp ổn định 4 triệu thùng/ngày và hơn 11 triệu thùng phải được nhập khẩu.

Để tăng sản lượng trong nước, năm ngoái, các tập đoàn dầu khí Trung Quốc như PetroChina, Sinopec và CNOOC đã tăng vốn đầu tư lên tới 517 tỷ nhân dân tệ (77 tỷ USD). Tuy nhiên, chưa biết các khoản đầu tư đó sẽ mang lại lợi nhuận bao nhiêu, vì giá cả trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đầy biến động.

Ngoài ra, để tăng sản xuất trong nước, cần phải thăm dò những mỏ mới và áp dụng những công nghệ mới tại các mỏ dầu khí đang được khai thác.

Theo chuyên gia Xu Qinhua, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược Năng lượng Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, bằng cách mở cửa thị trường khai thác cho nước ngoài, Trung Quốc đang giải quyết hai vấn đề: tăng sản xuất trong nước và thu hút công nghệ nước ngoài.

Tuy nhiê một cố vấn công nghiệp cho một công ty dầu và khí Châu Âu có trụ sở tại Bắc Kinh cho rằng chính sách này có thể trở nên quá muộn bởi những địa điểm tốt để khai thác đều đã được thực hiện.

Xem thêm >> Mỹ lại có động thái hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc sát ‘giờ G’

Tin mới lên