Học thuật

Trường phái Áo là gì? Học thuyết về chi phí cơ hội 

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Trường phái Áo (Austrian school) là gì? Học thuyết về chi phí cơ hội 

Trường phái Áo là gì? Học thuyết về chi phí cơ hội 

Trường phái Áo (Austrian school) là nhóm các nhà kinh tế cuối thế kỷ 19 thuộc trường Đại học tổng hợp Viên (Menger, Wieser, Bohm Bawerk).

Trường phái Áo (Austrian school) là nhóm các nhà kinh tế cuối thế kỷ 19 thuộc trường Đại học tổng hợp Viên (Menger, Wieser, Bohm Bawerk). Nhóm này đã để ra một quan điểm mới về nghiên cứu kinh tế. Họ phản đối lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế cổ điển như Smith và Ricardo- những người cho rằng lao động quyết định giá trị và đưa ra lý thuyết lợi ích cận biên. Theo Menger, giá trị của một hàng hóa được quyết định bởi ích lợi hay khoái cảm mà người tiêu dùng có  thể thu được khi tiêu dùng hàng hóa và việc tiêu dùng ngày càng nhiều một hàng hóa nào đó sẽ đem lại lợi ích cận biên giảm dần.

Wieser tiếp tục phát triển quan điểm của Menger và đưa ra khái niệm chi phí cơ hội, còn Bohm Bawerk góp phần xây dựng lý thuyết về lãi suất và tư bản. Ông cũng là người đã lập luận rằng giá cả cho việc sử dụng vốn (tư bản) phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng - cái được coi là cơ sở cho việc lựa chọn giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Học thuyết về chi phí cơ hội 

Học thuyết về chi phí cơ hội lần đầu tiên được công thức hóa một cách đầy đủ bởi nhà kinh tế Áo Friedrich von Wieser vào cuối thế kỷ 19. Chi phí cơ hội là chi phí cho một hoạt động được đo bằng giá trị của hoạt động tạo ra giá trị lớn nhất tiếp theo đã không được thực hiện vì lựa chọn hoạt động ban đầu. Đó là sự hy sinh liên quan tới lựa chọn tốt thứ hai (the second-best choice) cho một người hoặc một tổ chức, vốn có trong tay vài lựa chọn cùng lúc. Quan điểm này hiện nay được nhất trí bởi mọi kinh tế gia đương đại thuộc mọi trào lưu tư tưởng kinh tế.

Chi phí cơ hội là một khái niệm nền tảng trong kinh tế học, và đã được mô tả là cho thấy "mối quan hệ cơ bản giữa sự hy sinh và lựa chọn". Quan điểm về chi phí cơ hội đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo rằng các nguồn lực khan hiếm được sử dụng một cách hiệu quả. Như thế, chi phí cơ hội không chỉ giới hạn ở chi phí bằng tiền hay tài chính: chi phí thực của một lựa chọn sản xuất, thời gian mất đi, sự hài lòng và các lợi ích khác mang tới sự thỏa dụng cũng được tính vào chi phí cơ hội.

Tin mới lên