Học thuật

Tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Tỷ lệ tiền mặt hay tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng (cash ratio or reserve ratio of banks) là gì?

Tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng là gì?

Tỷ lệ tiền mặt hay tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng (cash ratio or reserve ratio of banks) là tỷ lệ tiền mặt hiện có của ngân hàng so với tổng tiền gửi của khách hàng.

Tỷ lệ tiền mặt hay tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng (cash ratio or reserve ratio of banks) là tỷ lệ tiền mặt hiện có của ngân hàng so với tổng tiền gửi của khách hàng. Tỷ lệ này ban đầu được xác định trên cơ sở nhu cầu chi trả hàng ngày, nhưng có xu hướng trở thành quy ước chung và trong hầu hết các hệ thống ngân hàng, nó bị cố định bởi một đạo luật hoặc bị điều tiết bởi ngân hàng trung ương theo một cách nào đó. Mục tiêu của sự điều tiết và quy định tỷ lệ dự trữ tối thiểu thường nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thận trọng và duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của lý thuyết về quá trình tạo tín dụng (hay tiền gửi) và những hậu quả của nó đối với cung tiền, người ta coi tỷ lệ tiền mặt tối thiểu ổn định hay kiểm soát được là điều kiện cần thiết để kiểm soát tiền tệ. Thông thường cơ quan hữu trách về tiền tệ ở các nước áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các loại tiền gửi khác nhau và giữa các ngân hàng ở thành thị và nông thôn.

Ngân hàng trung ương thường yêu cầu các ngân hàng thương mại phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhất định và gửi số tiền mặt bắt buộc phải dự trữ vào một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng trung ương. Ngoài tỷ lệ dự trữ bắt buộc này, các ngân hàng thương mại tự do quy định tỷ lệ dự trữ dôi ra để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt hàng ngày của mình. Vì vậy, tổng tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cộng tỷ lệ dự trữ dôi ra.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ương trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ phận cấu thành của M2). Dữ trữ bắt buộc có thể được (hoặc bị yêu cầu) gửi ở ngân hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn.

Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... Ngân hàng trung ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thụy Sĩ,... đã không còn áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa.

Tin mới lên