Diễn đàn VNF

Uniqlo và mong chờ từ thị trường Việt Nam

(VNF) - Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ với VietnamFinance góc nhìn cá nhân từ những thực tế đang diễn ra trong tâm dịch tại TP. HCM

Uniqlo và mong chờ từ thị trường Việt Nam

Quầy Uniqlo tại một cửa hàng ở TP. HCM (ảnh minh họa)

"Một tin nhắn được gửi tới tôi hôm qua, của một bạn làm thiết kế triển lãm hàng thời trang quốc tế. Đọc tin xong, nỗi buồn cứ theo tôi ngấm mãi", bà Vũ Kim Hạnh kể.

Thông báo từ Uniqlo

Tóm lược thông cáo của nhãn hàng, bốn mặt hàng, một phần của bộ sưu tập Uniqlo U về “Đồ dùng cần thiết cho cuộc sống trong tương lai”, bao gồm một chiếc áo len mịn có dây kéo toàn phần của nam, áo nam có nón trùm đầu (xem ảnh), một chiếc quần thể thao nam và một chiếc áo có cổ giả dành cho nữ mặc với áo dài cách tân, đã được lên kế hoạch ra mắt tại cửa hàng vào cuối tháng 9 đến giữa tháng 10.

Vậy mà đến nay họ không nhận được hàng giao theo lời hẹn.

Ảnh: Thời trang áo có nón trùm đầu tại Paris, ảnh chụp một trang trong tạp chí của Uniqlo.

Từng là một mô hình kiểm soát được Covid-19 trong năm trước, hiện nay do các nhà máy Việt Nam ngưng sản xuất, chuỗi cung ứng nhiều nhãn hàng quốc tế bị tê liệt. Các nhà bán lẻ đang cạnh tranh để trở thành các lựa chọn thay thế.

Việc giãn cách xã hội ở TP. HCM cho đến cuối tháng 9 có khả năng gây ra thêm đau đớn về kinh tế và xã hội cũng như cho các đối tác của họ.

Dù vậy, dẫu biết nhiều nhãn hàng đã chọn cách chuyển nhà máy hay kênh phân phối đi, Uniqlo vẫn đầy hy vọng về sự mở cửa kịp thời của nhà nước Việt Nam, mở cửa an toàn và phục hồi kinh tế. Uniqlo vẫn mong sẽ tiếp tục đồng hành với người tiêu dùng Việt Nam.

Những ngày tới, với hy vọng được tiếp tục phục vụ người tiêu dùng, về hàng hóa, Uniqlo vẫn sẽ gắng sức đảm bảo dù có trục trặc do giãn cách thời gian qua. Và không chỉ nói suông, Uniqlo đã mời đại diện của Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam gặp nhau gấp để tìm cách điều chỉnh kế hoạch hợp tác nếu được hoạt động lại sớm.

Sự bất trắc đã khiến công ty nghiên cứu nổi tiếng ở Phố Wall BTIG gần đây đã hạ cấp cổ phiếu của Nike, lưu ý rằng hai tháng qua, Việt Nam không giao được 80 triệu đôi giày và 4 tháng nữa là mất thêm một nửa công suất, Nike sẽ mất tổng cộng 160 triệu đôi.
Các hãng thời trang khác là khách hàng lâu năm của Việt Nam thừa nhận họ cũng đang đau đầu tìm nguồn cung ứng khác.

Những lời gan ruột

Bà Hạnh kể, hôm qua, khi đọc bức thư của các Hiệp hội doanh nhân các nước (Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn quốc) đang kinh doanh tại Việt Nam gửi cho Thủ tướng, bà chú ý trong 10 đề mục họ đề cập, tô đậm trong văn bản, có đến 4 lần họ dùng đến cụm từ: ngay bây giờ, đúng lúc này, không thể trì hoãn, không còn cơ hội quay lại...

Họ nói: “Chúng tôi cần một lộ trình rõ ràng, và ngày nhất định mở cửa lại ngay lúc này. Việt Nam đang bỏ lỡ những cơ hội không bao giờ quay lại nữa. Hãy quyết định ngay. Hãy trờ lại “bình thường mới” ngay bây giờ. Sản xuất cần phải mở cửa trở lại với bình thường mới ngay bây giờ. Cũng chính lúc này cần lên kế hoạch mở cửa lại an toàn cho hoa dộng du lịch. Cần có sự phối hợp chính sách trên toàn quốc, từ việc vận chuyển hàng hóa và con người sao cho thông suốt đến tính khả dụng của các xét nghiệm, về chính sách cách ly và bóc tách F0 để đảm bảo giảm thiểu được các tác động đến hoạt động kinh tế-xã hội...”

Bà Hạnh nêu ý kiến cá nhân: "Tôi thấy thật nhức nhối trước những lời thiết tha, “nóng bỏng” như vậy trong khi cách hành xử zero Covid xem ra vẫn ngự trị nhiều cấp, nhiều địa phương vào giờ khắc sinh tử này".

Theo bà Hạnh, hiện đã là "giờ thứ 25", không phải "phút 89", càng không có "hai hiệp phụ" vì sự bấp bênh, nay dời mai đổi. Các công ty FDI, ngoài 20% đã ra đi, thì đều đang vào mùa cao điễm kinh doanh cuối năm và bắt đầu lên kế hoạch những năm tới.

Tin mới lên