Thị trường

Vàng miếng SJC đang quay lại vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 7

(VNF) - Vàng miếng SJC đang quay trở lại vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 7 đến nay, hiện bán ra ở mức 57,55 triệu đồng/lượng.

Vàng miếng SJC đang quay lại vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 7

Vàng miếng SJC đang quay trở lại vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 7 đến nay, hiện bán ra ở mức 57,55 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay (7/10), vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) sau 12 giờ, niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 56,85 –  57,55 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới hôm nay đang ở mức 1.761,1 USD/ounce.

So với hôm qua, giá vàng trong nước hôm nay tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra. Giá vàng thế giới tăng 8 USD/ounce, và vẫn đang vững vàng ở ngưỡng trên 1.750 USD/ounce.

Giá vàng trang sức, vàng nhẫn 24K có xu hướng tăng nhanh và mạnh hơn so với giá vàng SJC. Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 50,6- 51,4 triệu đồng/lượng, tăng tới 150.000 đồng mỗi lượng. 

Chênh lệch giá mua và bán vàng miếng hôm nay được công ty SJC giữ ở mức 700.000 đồng/lượng. Mức chênh lệch này tăng 100.000 đồng so với tuần trước, và quay lại bằng với mức chênh lệch của tháng trước.

Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và vàng trong nước hôm nay cũng biến động theo giá vàng. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC còn khoảng 8,4 triệu đồng/lượng.

Hiện thị trường vàng TP. HCM đang khôi phục hoạt động. Nhiều tiệm vàng các quận đã mở cửa chính thức mua bán. Người dân đến giao dịch vàng miếng và vàng trang sức trở lại

Giá vàng thế giới đêm 5/10 thấp hơn khoảng 7,2% (136 USD/ounce) so với đầu năm 2021.

Đêm qua, tuy đồng USD không suy yếu , giá dầu thô từ ngưỡng 80 USD/thùng xuống còn 77 USD/thùng nhưng hai yếu tố này không đủ sức ép giá vàng đi xuống.

Ngược lại, giá vàng hôm nay bật tăng trong bối cảnh một số quốc gia tăng dự trữ vàng, lãi suất trái phiếu Mỹ suy yếu. Một số nhà đầu tư vàng tranh thủ hai yếu tố để "đánh lên" (mua vào giá thấp, chờ giá đi lên sẽ bán ra thu về lợi nhuận).

Các báo cáo cho biết nhập khẩu vàng tháng 9 của Ấn Độ trong tháng 9 đã tăng 658% so với tháng 9 năm 2020. Ấn Độ đã nhập khẩu 91 tấn vàng trong tháng 9 so với 12 tấn trong tháng 9 năm 2020. Các nhà sản xuất trang sức tích trữ khi đồng tiền Ấn Độ, đồng rupee, tăng giá và vàng giá giảm.

Ngân hàng trung ương Ba Lan có kế hoạch mua 100 tấn vàng vào năm 2022 để chuẩn bị cho "những trường hợp bất lợi nhất".

Diễn biến của thị trường cho thấy đầu ngày 6/10, một số nhà đầu tư có động thái bán vàng chốt lời. Giá vàng thế giới vì thế giảm 15 USD/ounce, từ 1.760 USD/ounce xuống còn 1.745 USD/ounce lúc 17 giờ.

Khi thông tin nhu cầu nhập khẩu vàng của các ngân hàng trung ương loan đi toàn cầu, đồng thời lãi suất trái phiếu Mỹ bắt đầu đi xuống, một số nhà đầu tư chuyên "đánh lên" đã nhanh tay đưa vốn vào vàng, kéo theo sức mua từ nhiều người khác.

Giá vàng hôm nay tăng mạnh 20 USD/ounce, từ 1.745 USD/ounce vọt lên 1.765 USD/ounce lúc 4 giờ ngày 7/10; đến 6 giờ cùng ngày giao dịch tại 1.764 USD/ounce; lúc 9 giờ, giá vàng được giao dịch ở mức 1.759 USD/ounce, giảm khoảng 5 USD so với giá đầu phiên sáng.

Tuy nhiên, về dài hạn, lạm phát cao vẫn là yếu tố được chú ý. Ngân hàng đầu tư Jefferies Group (Mỹ) nhận định, giá vàng sẽ tăng cao thêm hàng nghìn USD trong dài hạn.

Một số chuyên gia cũng dự đoán, giá năng lượng leo thang mạnh tại châu Âu có thể sẽ thổi bùng lạm phát trên toàn cầu và khi đó, giá vàng có cơ hội phát huy mạnh vai trò kênh đầu tư chống lạm phát.

Ngoài mối lo lạm phát, căng thẳng âm ỉ trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ của công ty bất động sản Evergrande và vấn đề trần nợ của Mỹ cũng có thể kích thích nhu cầu nắm giữ vàng, tạo ra một lực hỗ trợ quan trọng cho giá kim loại quý.

Từ khoá: vàng, giá vàng,
Tin mới lên